Khoảng 60% tiếp viên hàng không Nhật Bản đã bị quay chụp lén trong khi thi hành nhiệm vụ, nhiều người trong số họ khó có thể buộc tội những người có hành vi quấy rối như vậy ngay giữa bầu trời.

nhat ban
(Ảnh: ChonnieArtwork/ Shutterstock)

Liên đoàn Công nghiệp Hàng không Nhật Bản – một liên đoàn lao động có trụ sở tại Tokyo – đã thực hiện một cuộc khảo sát trên toàn quốc từ tháng Tư đến tháng Sáu về các tiếp viên hàng không làm việc trong 6 công ty thành viên, bao gồm Japan Airlines và All Nippon Airways.

Cuộc khảo sát lần đầu kiểu này cho thấy 60% trong số 1.623 người tham gia cho biết họ bị quay chụp lén và dĩ nhiên là không được sự đồng ý hoặc biết rằng bản thân đang bị quấy rối như vậy trong chuyến bay.

Những hành vi kiểu này có thể bị trừng phạt bởi các sắc lệnh phòng chống quấy rối của mỗi chính quyền địa phương nếu đây là đang tham gia giao thông công cộng. Tuy vậy, trong một chuyến bay thì rất khó xác định vị trí địa lý tại thời điểm bị quấy rối. Kết quả là nạn nhân trong nhiều vụ phải đơn giản hóa sự việc. Tuy nhiên, đối với những trường hợp như thế này, cũng có người yêu cầu cải thiện lập pháp liên quan.

Theo kết quả khảo sát, 359 người tương đương với 22,1% trả lời rằng họ bị quay chụp lén mà không có sự đồng ý trước. Trong khi 641 người tương đương 39,5% thậm chí còn không biết gì khi hành động đó xảy ra nhưng tin rằng nó đã từng xảy ra. Khi được hỏi vì sao họ tin tưởng như vậy thì những người này cho biết họ được nói lại cho biết hoặc họ phát hiện ra chiếc điện thoại thông minh được đặt ở vị trí chụp ngược từ dưới váy lên gọi là ‘upskirt shots’.

Trong số 359 người bị chụp quay lén không có sự đồng ý trước, chỉ có khoảng 40% người báo cáo chuyện này với cảnh sát để buộc hành khách chụp lén phải xóa dữ liệu đã quay chụp đi.

Tuy nhiên, 57,7% nói rằng họ không thể làm gì trong trường hợp này. Một số cho biết kẻ tình nghi quấy rối từ chối cho xác minh dữ liệu trong di động, một số khác thì cho biết kẻ quấy rối đe dọa sẽ phàn nàn  việc mình bị đối xử bất công và chất lượng dịch vụ của hãng hàng không lên mạng xã hội.

Một nữ tiếp viên ở độ tuổi 30 làm việc cho một hãng hàng không lớn phát hiện một hành khách nam giấu camera trong mũi vớ của anh ta trên một chuyến bay nội địa. Cô yêu cầu anh đến khu vực bếp trên máy bay để hợp tác kiểm tra camera được giấu. Việc làm này giúp phát hiện ra nhiều cú chụp lén đối với cả những tiếp viên khác trong máy của anh ta.

Tôi đã ở trong trạng thái sốt sắng chính đáng khi làm việc với người đàn ông đó, nhưng kẻ quấy rối không nhất thiết phải hợp tác lại như người này“, cô nhớ lại. Người tiếp viên này đã giao kẻ quấy rối cho cảnh sát khi máy bay hạ cánh, nhưng nghe đâu anh ta chẳng nhận được bất kỳ hình phạt hình sự nào.

Việc quay chụp khi đối tượng không biết thường được quy định trong sắc lệnh chống quấy rối được thực thi bởi chính quyền địa phương. Tuy nhiên, nếu những hành động này diễn ra trong chuyến bay thì cần xác định được vị trí địa lý vào thời điểm hành vi quấy rối diễn ra để xem sẽ áp dụng luật của địa phương nào. Nếu là diễn ra trên chuyến bay quốc tế thì luật pháp địa phương ở Nhật lại không áp dụng được một khi máy bay rời khỏi không phận Nhật Bản.

Năm 2012, hành khách trên một chuyến bay nội địa bị bắt bởi cảnh sát vì nghi ngờ quay chụp lén dưới váy của tiếp viên hàng không và vi phạm hành vi chống quấy rối của tỉnh Hyogo. Tuy nhiên, người này đã không bị truy tố vì cho rằng các công tố viên không thể xác định chiếc máy bay thực sự bay qua tỉnh Hyogo vào thời điểm vi phạm.

Trong khi Luật Hàng không Dân dụng nghiêm cấm các hành vi quấy rối ảnh hưởng đến vận hành an toàn như theo quy định thực thi, hút thuốc trong toilet và để hành lý gần cửa thoát hiểm được xem là những hành vi như vậy thì không thấy có đề cập đến việc quay chụp lén tiếp viên.

Theo Bộ Đất đai, Cơ sở Hạ tầng, Giao thông và Du lịch của Nhật Bản, khi quay chụp lén mà không có sự đồng ý của tiếp viên đang trong nhiệm vụ thì có thể bị phạt. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng trong những trường hợp kẻ quấy rối lặp lại hành động sau khi bị yêu cầu dừng lại.

Hiệp hội các hãng hàng không theo lịch trình Nhật Bản, một nhóm công ty hàng không đã dựng áp phích tại các sân bay chính hướng dẫn hành khách không quay chụp lén khi không có sự đồng ý trước trong chuyến bay.

Một nữ tiếp viên 36 tuổi cho biết đồng phục gây ra những bất tiện trong công việc. Vài năm trước, thiết kế đồng phục của nữ tiếp viên hàng không quá chú trọng đến việc thể hiện đường cong cơ thể, bó sát và quá ngắn, tạo ra nhiều phiền phức không đáng có. Sau khi đồng phục này được đưa vào sử dụng khoảng một năm thì người này xin nghỉ việc vì tình trạng sức khỏe ngày càng tồi tệ. Một tiếp viên phải loay hoay xử lý nhiều loại công việc trong một bộ trang phục quá bất tiện như vậy đúng là sẽ gây ra nhiều phiền toái, chẳng hạn như lúc ngồi xổm trả lời thắc mắc của hành khách trong chuyến bay hoặc khi cúi xuống, lúc nào cũng phải chú ý giữ gìn nhưng vẫn phải duy trì sự duyên dáng lịch sự…

Gần đây, ngày càng có nhiều khiếu nại của tiếp viên liên quan đến đồng phục công sở. Hãng East Japan Railway đã tuyên bố sẽ thống nhất lại đồng phục của nhân viên và bỏ trang phục nữ đang dùng vào tháng 5/2020. Japan Airlines cũng tuyên bố sẽ giới thiệu đồng phục quần cho tiếp viên nữ vào tháng 4/2020.

Ngoài tiếp viên hàng không, phụ nữ Nhật làm việc trong bệnh viện, trung tâm mua sắm, khách sạn và những ngành khác cũng lên tiếng kêu gọi bãi bỏ đồng phục váy ngắn và cho phép phụ nữ mặc quần đi làm sẽ tiện hơn. Ngoài ra, tại thành phố Shimoda, tỉnh Shizuoka, Nhật Bản, năm nay cũng bắt đầu cho phép nữ sinh mặc đồng phục quần, trên nguyên tắc là đồng phục nam sẽ có thắt cà vạt, còn nữ thì có nơ.

Minh Lan

Xem thêm: