Những hành động nhỏ nhưng được duy trì trong thời gian dài sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

1. Sử dụng lò nướng

Theo các chuyên gia thực phẩm tại Epicquil, bạn chỉ cần làm nóng lò trước nếu thực phẩm bạn nướng yêu cầu được tỏa nhiệt ngay lập tức. Ví dụ như nướng bánh mì, các loại bánh ngọt hoặc món ăn làm từ bột/ trứng. Còn với những loại đồ nướng khác, bạn không cần phải làm nóng lò trước, như thế sẽ tiết kiệm được năng lượng và tiền điện cho nhà bạn.

tiết kiệm điện, tiết kiệm tiền, tiết kiệm năng lượng, lò nướng
(Ảnh: Shutterstock)

Nếu lò nướng của bạn có nhiều khay nướng với các cấp độ nhiệt khác nhau thì phải sử dụng linh hoạt cho phù hợp với từng loại thức ăn. Thường thì:

– Khay trên cùng: nhiệt độ cao nhất, sử dụng khi bạn muốn nướng nhanh và nướng các loại thịt có độ dày lớn.
– Khay giữa: nướng ở nhiệt độ vừa phải với những lát thịt mỏng.
– Khay dưới cùng: nhiệt độ thấp nhất, dùng để nướng lại những thức ăn còn dư ở bữa ăn trước.

2. Dùng đèn LED thay vì đèn sợi đốt

Đèn LED không những có khả năng tiết kiệm điện năng cao hơn hẳn các sản phẩm đèn khác mà hệ thống tản nhiệt của loại đèn này rất độc đáo, giúp giảm công suất điều hòa nhiệt độ. Đèn LED tỏa một lượng nhiệt ít hơn so với các thiết bị đèn chiếu sáng khác, sản phẩm đèn này tạo ra nhiều ánh sáng hơn, độ sáng tăng lên đến 30%. Hiệu quả năng lượng của đèn LED đạt được 70%, bảo đảm tuổi thọ 50.000 giờ (khoảng 12 năm sử dụng) chiếu sáng 12h/ngày.

Đèn LED có tuổi thọ lớn hơn so với các đèn khác và không bị ảnh hưởng bởi số lần tắt bật đèn.

tiết kiệm điện, tiết kiệm tiền, tiết kiệm năng lượng, đèn LED
Cách đơn giản giúp gia đình bạn tiết kiệm tiền và năng lượng. (Ảnh: Shutterstock)

3. Cách nhiệt

Tất cả những việc bạn làm để tiết kiệm năng lượng trong nhà có thể trở nên vô ích nếu nó không được cách nhiệt đúng cách. Bạn nên sử dụng các biện pháp cách nhiệt cho cả ngôi nhà, bắt đầu từ mái nhà trước, nó giúp làm giảm lưu lượng không khí từ bên ngoài. Bằng cách sử dụng thiết bị cách nhiệt, bạn không chỉ tiết kiệm tiền cho các hoạt động hàng tháng mà còn có thể dễ dàng kiểm soát nhiệt độ trong nhà.

4. Không bật điều hòa liên tục

Một hộ gia đình bình thường dùng khoảng 300 số điện, tương đương khoảng 690.000 đồng theo cách tính giá mới – thì đến mùa nóng, lượng điện tiêu thụ có thể lên đến 500 số điện, tương đương khoảng 1,32 triệu đồng – tức là gần gấp đôi so với mức thông thường.

Bạn nên giữ điều hòa ở mức 26 đến 28 độ C để tiết kiệm điện năng. Khi không dùng phải ngắt hẳn nguồn điện cấp. Các thiết bị điện tử như quạt, điều hòa, TV – khi tắt máy thì bảng điều khiển, một số linh kiện vẫn phải hoạt động ở chế độ chờ và gây tiêu tốn năng lượng. Với điều hòa, nếu không ngắt hẳn nguồn điện cấp lượng điện tiêu thụ vào khoảng 8 đến 20 Watt mỗi giờ, tương đương một bóng đèn LED nhỏ.

may dieu hoa
(Ảnh: Shutterstock)

Nếu thời tiết chỉ có chút nắng, nhiệt độ ở mức chấp nhận được thì bạn không nên lạm dụng điều hòa. Thay vào đó hãy bật quạt trần hoặc quạt cây để điều hòa không khí trong nhà.

5. Tắt ngay vòi nước khi không sử dụng

Một hành động hiển nhiên nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng. Bạn có bật vòi nước liên tục khi đang đánh răng, rửa mặt không? Nhiều người nghĩ rằng mình dọn cái này một chút, nấu cái kia một chút rồi sẽ quay lại dùng nước ngay, thực ra thì mọi việc đều rất tốn thời gian và sẽ gây lãng phí nước. Nếu không cần dùng ngay, bạn nên tắt vòi nước đi.

voi nuoc ion
Thiết bị vòi nước của ArirangION. (Ảnh: Facebook)

6. Tắm vòi, hạn chế tắm bồn

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (USEPA), một bồn tắm đầy cần khoảng 70 gallon nước (~264 lít), còn tắm vòi sen trong 5 phút sử dụng 10 đến 25 gallon nước (~38 lít đến 95 lít). Trong hầu hết các trường hợp, thì bồn tắm sử dụng nhiều nước hơn so với vòi hoa sen. Vậy nên, bạn có thể dùng cách tắm nào cho phù hợp nhất với mục tiêu tiết kiệm năng lượng và chi phí của gia đình bạn.

tam
(Ảnh: Shutterstock)

7. Lò vi sóng

Chọn lò vi sóng có công suất phù hợp sẽ giúp bạn tiết kiệm một phần điện năng tiêu hao trong gia đình. Thông thường với gia đình 4-5 người thì lò vi sóng có công suất từ 800-1000W là phù hợp.

Khi lò thông báo tắt, bạn đừng vội mở cửa lò và lấy thức ăn ra ngay mà hãy để khoảng 2-3 phút. Trong khoảng thời gian này lò vẫn còn nóng, lượng nhiệt năng tỏa ra rất mạnh sẽ giúp thực phẩm nóng đều hơn, làm như vậy sẽ tiết kiệm được 20% thời gian so với việc bạn bấm chọn nhiều phút rồi mở lò ngay sau khi có thông báo tắt.

tiết kiệm điện, tiết kiệm tiền, tiết kiệm năng lượng, lò vi sóng
(Ảnh: Shutterstock)

Không nên dùng đĩa kim loại đựng đồ ăn. Vì kim loại gây ra hiện tượng phát tia lửa điện trong lò vi sóng, sẽ hấp thụ nhiệt trước, làm đồ ăn lâu chín hơn. Bạn cũng không nên bật lò khi phòng đang có điều hòa vì sẽ làm giảm nhiệt năng của lò. Dùng xong rút phích cắm để tránh lãng phí điện.

Minh Minh

Xem thêm: