Một chiến dịch PR (Public Relations) lâu dài được thực hiện sớm sẽ giúp công ty khởi nghiệp của bạn tạo dựng nhiều mối quan hệ có ích và ghi đậm dấu ấn vào tâm trí người tiêu dùng.

marketing 1
Hãy lên kế hoạch PR kỹ lưỡng để giúp mục tiêu khởi nghiệp của bạn đến với thật nhiều khách hàng. (Ảnh: Unsplash.com)

Là một công ty mới thành lập, bạn không thể chỉ đăng một dòng thông báo lên website rồi trông chờ khách hàng tìm đến mình. Bạn cần chuẩn bị một chiến lược PR dài hạn để bảo đảm hình ảnh công ty được lan truyền tốt trên các trang web, mạng xã hội, chương trình truyền hình, ấn phẩm truyền thông kinh doanh và tin tức hàng đầu.

Hầu hết các công ty khởi nghiệp đều phải đối mặt với khó khăn liên quan đến huy động vốn, tuyển dụng nhân tài và phát triển cơ sở khách hàng, một kế hoạch PR kỹ lưỡng sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề này. 

Quan trọng là thế nhưng rất nhiều nhà khởi nghiệp lại không chịu đầu tư cho PR. Dưới đây là những lời khuyên liên quan đến PR có thể giúp công việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn.

PR là một cuộc chạy marathon, không phải chạy nước rút

Chiến dịch PR đòi hỏi bạn phải thiết lập các kế hoạch dài hạn với tinh thầnkiên nhẫn và nhất quán. Bạn cần tạo dựng các mối quan hệ truyền thông cho thương hiệu của mình. Công ty của bạn cũng cần tạo ra sự uy tín trong suy nghĩ của người tiêu dùng.

pexels george morina 4960420 scaledPR là một cuộc chạy marathon, không phải chạy nước rút (Ảnh: Pexels.com)

Hãy bắt đầu từ sớm

Việc thực hiện chiến lược PR trước khi chính thức ra mắt sản phẩm sẽ mang đến cho bạn lợi thế sắp xếp đại lý phân phối trong khoảng thời gian ngắn hơn. Chương trình ba tháng đầu tiên nhằm hỗ trợ cho việc ra mắt của bạn sẽ trở nên hợp lý hơn nhiều. Kế hoạch PR sớm cũng giúp bạn nhận được nhiều lời khuyên bổ ích từ đối tác và xây dựng các mối quan hệ có lợi mà bạn chưa từng nghĩ đến.

Viết nên một câu chuyện về sản phẩm (storytelling)

Những câu chuyện hấp dẫn, xúc động chắc chắn sẽ khiến khán giả cảm thấy thích thú, quan tâm và đồng cảm. Bạn hãy khai thác các câu chuyện liên quan đến thương hiệu của mình để khơi gợi thiện chí và lòng trung thành từ khán giả.

Đồng thời, bạn cũng nên chia sẻ cách bạn giải quyết những trở ngại và đối thủ. Các công ty truyền thông có thể sẽ gợi ý cho bạn những câu hỏi hay hơn về việc bạn bắt đầu khởi nghiệp như thế nào, lịch sử thương hiệu, sự nghiệp của (những) người sáng lập.

Họ cũng có thể đặt câu hỏi về định hướng, nguồn cảm hứng của bạn trong công việc kinh doanh. Bạn hãy kể những câu chuyện hấp dẫn nhưng đừng quên các thông điệp chính mà bạn muốn truyền tải về giá trị cốt lõi của thương hiệu.

Gây ấn tượng bằng những con số

Dù bạn kể chuyện hay đến đâu, giới truyền thông và khán giả sẽ chỉ thực sự tin bạn khi bạn đưa ra các số liệu đáng tin cậy. Khi thuật lại câu chuyện của mình, bạn hãy phân tích xem công ty đang bứt phá trong ngành công nghiệp như thế nào, bạn đang làm gì để xác định quỹ đạo của công việc kinh doanh.

Khi bàn đến các về vấn đề này, bạn hãy chuẩn bị tinh thần để trả lời các câu hỏi liên quan số tiền gây quỹ, doanh thu, số lượng người ký kết trong một tháng hoặc năm, số lượng đối tác trong hội đồng quản trị… Những khía cạnh này sẽ làm cho câu chuyện của bạn trở nên hấp dẫn và đáng tin hơn.

jason goodman Oalh2MojUuk unsplash scaledGiới truyền thông và khán giả sẽ chỉ thực sự tin bạn khi bạn đưa ra các số liệu đáng tin cậy (Ảnh: Unsplash.com)

Không phủ sóng nội dung thiếu sáng tạo

Bạn không nên thường xuyên đăng những tin không quan trọng về công ty lên báo chí. Bạn chỉ nên thực hiện một chiến dịch phủ sóng mạnh mẽ khi thương hiệu của bạn sắp có một sự kiện độc đáo, thực sự đáng chú ý.

Các tin tức thu hút, hấp dẫn, quan trọng nên được PR thường liên quan đến một sản phẩm hoặc dịch vụ mới, một giám đốc điều hành mới, nguồn tài trợ mới giúp nâng cao tiêu chuẩn cho sự phát triển, một địa điểm hoặc trụ sở mới hoặc một thành tích đáng nể.

Tận dụng các tài nguyên

Nếu muốn cạnh tranh với hàng loạt công ty ngoài kia, bạn nên sử dụng các loại nội dung đa dạng để mọi người dễ “nhận ra” bạn hơn. Bạn nên truyền đạt thông tin một cách ngắn gọn và hấp dẫn, có thể thông qua đồ họa thông tin chẳng chẳng hạn.

Nội dung của bạn cần được kết nối được với các nguồn tài nguyên khác như: sách trắng, video, các bài đăng trên mạng,… để phóng viên có thể dễ dàng tiếp cận được. Các nội dung như thế này sẽ giúp bạn tạo ra các quảng cáo, thông điệp, khách hàng mang tính cá nhân hóa thay vì bán mọi thứ theo cách đại trà, không đúng mục tiêu.

Chia sẻ kiến thức

Bạn có thể cung cấp kiến thức về ngành kinh doanh của bạn lên website (hoặc bất cứ diễn đàn nào bạn thấy phù hợp). Bạn cũng đừng ngại đăng bài của người khác lên web, bởi vì sau tất cả thì các khách hàng đọc bài đều có mối quan tâm chung tới ngành này, họ không quan tâm đến thương hiệu đăng là ai.

Ngoài cách đăng văn bản, bạn còn có thể chia sẻ thông tin thông qua podcast, hội thảo trên web và sách điện tử. Hẳn nhiều người sẽ thắc mắc: “Tại sao tôi lại phải quảng cáo một trang web khác?”. Câu trả lời là sự hợp tác này cũng sẽ có lợi cho bạn.

Trang web của thương hiệu khác có thể giúp quảng bá cho thương hiệu của bạn theo cách mà bạn không thể tự làm được. Nó cũng sẽ thu hút một tập khán giả nhất quán (vì các bạn làm cùng ngành) nên sẽ giúp người mới tiếp cận với thương hiệu của bạn.

Minh Minh (Theo entrepreneur)