Việc đọc sách của trẻ nhỏ là một vấn đề rất quan trọng trong nuôi dạy trẻ. Sách chứa một lượng kiến thức khổng lồ tích lũy qua bao nhiêu thế hệ, mang đến cho trẻ một nguồn kiến thức dồi dào vô tận và cuộc sống tốt đẹp, sự thành công trong tương lai.

image
(Ảnh: Unsplash)

Đọc sách mang đến nhiều lợi ích cho cả trẻ nhỏ và người lớn chúng ta. Vậy khi nào thì chúng ta nên bắt đầu cho trẻ đọc sách? Câu trả lời chính là ngay hôm nay.

Dưới đây là 8 bí quyết để bắt đầu thói quen đọc sách cho trẻ:

1. Hãy để việc đọc sách trở thành một thú vui chứ không phải điều bị bắt buộc

unsplash reading4
(Ảnh: Unsplash)

Hãy khuyến khích và nhắc nhở con bạn đọc sách, nhưng hãy để trẻ đưa ra quyết định về thời điểm đọc và trong bao lâu. Đừng làm cho việc đọc sách trở thành một nhiệm vụ bắt buộc hoặc công việc được giao. Bởi vì cảm giác bị ép buộc phải đọc chắc chắn sẽ không mang niềm vui được trải nghiệm đến cho con.

Nếu con bạn đọc một cách miễn cưỡng, hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân sâu xa của sự miễn cưỡng là gì. Nếu con bạn đang vật lộn với các từ, hãy tìm một vài cuốn sách phù hợp với khả năng đọc của trẻ. Khi trẻ tự đọc thì con sẽ rất phấn khởi và tự tin khi phát hiện ra những từ mà chúng đã biết được nhìn thấy trong sách. Dần dần chuyển sang những cuốn sách khó hơn cho đến khi trẻ háo hức đọc một cách tự nguyện.

Một cách khác là thử dùng audiobook. Nghe người khác đọc cũng là một cách tuyệt vời để trải nghiệm sự trôi chảy, và trẻ sẽ có thể thưởng thức cuốn sách mà không phải vấp phải những vấn đề về cách đọc.

Nếu vấn đề nằm ở nội dung của cuốn sách và trẻ thấy việc đọc trở nên nhàm chán, thì cha mẹ hãy giới thiệu cho trẻ nhiều loại sách với những chủ đề khác nhau, với nhiều nội dung phong phú để thay đổi thì có lẽ trẻ sẽ không còn cảm thấy đọc sách là một việc nhàm chán nữa.

2. Khuyến khích trẻ đọc nhiều thể loại sách khác nhau

Sách có rất nhiều nội dung và hình thức, mỗi loại đều có đặc điểm riêng. Nếu những đứa trẻ của bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm loại sách yêu thích để đọc, thì có thể là vì trẻ chưa tìm thấy một thể loại phù hợp với sở thích của mình.

Sách truyền thống có nhiều thể loại, bao gồm bí ẩn, lịch sử, tiểu sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng, v.v. Một số cuốn sách được viết theo phong cách độc đáo và vui nhộn, hãy để trẻ chọn những quyển sách phiêu lưu của riêng trẻ, tiểu thuyết hoặc tiểu thuyết sử thi…

đọc sách, thói quen đọc sách
Bí quyết để bắt đầu thói quen đọc sách cho trẻ. (Ảnh: Unsplash)

Nếu bạn đang tìm kiếm loại sách kích thích thị giác cho trẻ hơn, hãy thử một cuốn truyện có tranh, tạp chí hoặc cuốn sách du lịch. Sách cũng là nguồn tài nguyên tuyệt vời để học một kỹ năng mới. Sách chuyên về các trò đùa, sách ảo thuật và sách nấu ăn là những ví dụ tuyệt vời trong số này.

Đừng quên cho trẻ em thấy được lợi ích của việc đọc sách khi áp dụng vào cuộc sống thực tế. Tranh thủ sự giúp đỡ của trẻ trong việc đọc danh sách thực phẩm khi cùng đi mua thức ăn hoặc nhờ trẻ đọc hướng dẫn công thức khi nấu ăn trong bếp cùng nhau. Tất cả các loại sách đều có thể mang đến lợi ích rất nhiều cho trẻ.

  • Sách dành cho trẻ em: giúp trẻ hiểu thêm về các nhân vật, các ý tưởng.
  • Sách tình cảm: giúp chúng ta hiểu được cách biểu hiện cảm xúc.
  • Sách về du lịch: nâng cao kiến thức về các nền văn hóa.
  • Sách lịch sử: cải thiện những hiểu biết về các cột mốc trong lịch sử và các nền văn minh cổ xưa.
  • Sách về nghệ thuật: nâng cao trí tưởng tượng và vốn từ.
  • Sách giả tưởng: mở rộng tự do cho trí tưởng tượng của bạn.
  • Sách văn học: tăng sự đồng cảm và nhạy bén.
  • Sách khoa học: nâng cao khả năng tìm tòi học hỏi.

3. Thử trải nghiệm những điều đã đọc trong sách

tuoi tho
(Ảnh: Unsplash)

Khi con bạn đọc nhiều sách hơn, trẻ có thể bắt đầu tưởng tượng bản thân sẽ như thế nào nếu trẻ trở thành nhân vật trong sách. Một cách tuyệt vời để hỗ trợ tình yêu của trẻ dành cho việc đọc sách chính là giúp trẻ miêu tả lại những phần yêu thích trong cuốn sách.

Chẳng hạn, cùng trẻ tra cứu một công thức cho bia bơ sau khi trẻ đọc truyện “Harry Potter” hoặc món kẹo dẻo Thổ Nhĩ Kỳ trong biên niên sử Narnia – “The Lion, the Witch, and the Wardrobe”. Và cùng bắt tay làm những món đó theo công thức được tìm thấy. Hoặc bắt đầu trồng một khu vườn với nhau sau khi đọc xong “Khu vườn bí mật”.

Một cách thú vị khác để ăn mừng sau khi hoàn thành một cuốn sách chính là xem bộ phim được dựng từ nội dung của sách. Nhìn thấy các nhân vật được yêu thích xuất hiện trên màn hình là một cách dễ dàng để tăng sự thích thú khi đọc.

4. Hãy trở thành tấm gương cho con

tinh thần học tập
(Ảnh: Shutterstock)

Bạn chính là tấm gương mà trẻ sẽ noi theo, trẻ rất thích quan sát và bắt chước theo những thói quen của cha mẹ.

Vì vậy cha mẹ đừng chỉ nhắc nhở con đọc sách, mà bản thân mình phải trở thành một tấm gương để con nhìn thấy và làm theo. Hành động lúc nào cũng mạnh hơn lời nói. Hãy để trẻ nhìn thấy bạn yêu thích việc đọc sách cũng như những quyển sách mà bạn đã đọc, trẻ tò mò cha mẹ đã từng đọc sách gì và sẽ đọc theo.

5. Lên lịch đọc sách cho trẻ

Doc sach 1
(Ảnh: Storyblocks)

Đối với trẻ nhỏ, thì một ngày bận rộn với việc học hành và rất nhiều hoạt động vui chơi khác, cũng như việc chơi trên máy tính, điện thoại thì rất khó để trẻ có thể tự sắp xếp thời gian để đọc sách.

Để vấn đề này được giải quyết dễ dàng hơn một chút, cha mẹ nên dành một khoảng thời gian riêng cho việc đọc sách, có thể ngay trước khi đi ngủ, hoặc sau khi làm bài tập về nhà, hoặc bất cứ lúc nào phù hợp với lịch trình bận rộn của cả gia đình. Trong khoảng thời gian này bạn có thể đọc to cho các con nghe hoặc để con bạn tự đọc một mình.

6. Mang những gì trong sách đến với cuộc sống đời thực

unsplash forest
(Ảnh: Unsplash)

Tạo ra sự kết nối giữa thực tế và những cuốn sách mà con bạn đang đọc sẽ mở rộng niềm vui của trải nghiệm đọc sách.

Khi trẻ vừa hoàn thành một cuốn sách về cuộc sống ở nông thôn, bạn hãy đưa trẻ đến thăm một trang trại ở lân cận và tận mắt trải nghiệm những gì trẻ đã đọc. Trẻ đọc một cuốn sách về các hành tinh và không gian thì bạn có thể cho trẻ tham gia một chuyến đi đến cung thiên văn.

Hoặc để có một chuyến tham quan đáng nhớ hơn, cả gia đình hãy đi du lịch xa, như đến thăm London sau khi hoàn thành bộ truyện Harry Potter chắc hẳn là một trải nghiệm khó quên cho trẻ.

7. Cho trẻ tiếp xúc với sách nhiều tối đa

đọc sách, lợi ích đọc sách, cách đọc sách
(Ảnh: Shutterstock)

Đến thư viện có lẽ là một trong những hoạt động yêu thích của trẻ. Khi tiếp xúc với số lượng lớn sách sẽ khiến trẻ thích thú và mong muốn khám phá.

Tìm một thư viện trong khu vực của bạn để đưa con đến và cho trẻ trải nghiệm sự kỳ diệu của lượng sách khổng lồ ấy. Đăng ký cho con bạn một thẻ thư viện của riêng mình và khuyến khích trẻ bước vào các cuộc phiêu lưu đọc sách.

Nên bắt đầu bằng một bộ sưu tập sách nhỏ ở nhà để con bạn luôn có sách trong tầm tay. Ghé thăm các cửa hàng sách, xem sách trực tuyến hoặc đăng ký sách hàng tháng. Tiếp cận với sách mới một cách thường xuyên sẽ tiếp tục đọc sách một cách vui vẻ.

8. Tham gia các câu lạc bộ sách

đọc sách, thói quen đọc sách
(Ảnh: Pixabay)

Đây cũng là một cách để có động lực đọc thêm sách và để khám phá những cuốn sách mới mà trẻ có thể không có.

Khuyến khích con bạn tham gia một câu lạc bộ sách, có thể tự bắt đầu với một câu lạc bộ nhỏ giữa những đứa trẻ hàng xóm hoặc các anh chị em họ. Chọn một cuốn sách mọi người yêu thích và đặt ra thời hạn để cùng nhau thảo luận về những gì mỗi người nghĩ về cuốn sách. Khoảng thời gian chờ đợi đến ngày được thảo luận sẽ trở thành động lực tuyệt vời để trẻ theo dõi và đọc một cách chú tâm, thường xuyên.

Theo Life Hack
Minh Nguyệt

Xem thêm: