Ăn quá nhiều hay không ăn đủ đều có thể dẫn đến những hậu quả không tốt cho cơ thể. Nếu để ý ‘lắng nghe’ tín hiệu của cơ thể, chúng ta sẽ biết khi nào có gì đó bất ổn hoặc khi nào cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp.

Dưới đây là 8 dấu hiệu bạn ăn không đủ cho nhu cầu cơ thể:

1. Cảm thấy uể oải, lờ đờ

Met moi lo do vi an khong du image
Bạn cảm thấy mệt mỏi (Ảnh: Shutterstock)

Calo là năng lượng. Khi không có đủ calo, cơ thể bạn thiếu năng lượng, dẫn đến cảm giác uể oải.

Theo Livestrong, cơ thể của bạn, cụ thể hơn là các tế bào bên trong cơ thể, cần cung cấp glucose, một thành phần quan trọng trong carbohydrate, để hoạt động. Cơ thể của bạn cũng cần Vitamin B và sắt, cả hai đều được tìm thấy trong các loại thực phẩm khác nhau.

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chắc hẳn bạn cần xem xét lượng calo của cơ thể, đặc biệt là nếu bạn đã cố ý cắt giảm lượng calo.

2. Không thể duy trì nhiệt độ thoải mái cho cơ thể

Co the cam thay lanh image
(Ảnh: Shutterstock)

Theo Livestrong.com, “nhiệt độ cơ thể thấp chỉ là một trong nhiều hậu quả của lượng calo rất thấp”. Thường xuyên cảm thấy lạnh, đặc biệt là trong môi trường có thể kiểm soát được hoặc trong nhà, có thể là dấu hiệu cho thấy bạn không ăn đủ năng lượng.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinical Endocrinology & Metabolism nhận thấy rằng những người có chế độ ăn uống có lượng calo thấp hơn có nồng độ hóc môn tuyến giáp T3 thấp hơn, mà Healthline cho hay “một trong những tác dụng của hormone này là giúp duy trì nhiệt độ cơ thể.”

3. Mắc bệnh vì sử dụng nhiều chất caffein

Ca phe 1 image
(Ảnh: Unsplash)

Chúng ta đều biết rằng ăn quá nhiều và quá nhiều lượng caffein là một sự kết hợp tồi tệ. Nếu bạn cảm thấy choáng váng hoặc muốn ói ngay sau khi vừa dùng một tách cà phê hoặc một vài tách trà đen, có thể là dấu hiệu cho thấy bạn không ăn đủ thức ăn cho cơ thể.

Khi chất caffein được “nạp” vào một dạ dày trống rỗng hoặc với quá ít thức ăn, nó sẽ làm tăng mức độ axit trong dạ dày. Mức độ axit tăng lên này có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, và có thể gây ra những chứng như ợ nóng, khó tiêu, loét dạ dày và hội chứng ruột kích thích.

Ghép một bữa ăn cân bằng với caffein buổi sáng của bạn là một cách để tránh bệnh tật và giúp đảm bảo bạn đang đi đúng hướng để ăn đủ trong ngày.

4. Tính khí thất thường

Met moi cang thang image
(Ảnh: Shutterstock)

Bạn đang đói? Cáu kỉnh không lý do?…

Không đủ lượng thức ăn, chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc điều khiển cảm xúc của mình. Tiến sĩ Brad Bushman, giáo sư tâm lý học tại Đại học bang Ohio nói với TIME: “Bộ não cần nhiên liệu để điều chỉnh cảm xúc, và giận dữ là cảm xúc mà mọi người gặp khó khăn nhất trong việc điều tiết.”

Thành thực mà nói, cảm giác đói rất khó chịu.

5. Dạ dày thường xuyên sôi cồn cào

doi bung image
(Ảnh: Pixabay)

Nếu dạ dày của bạn có vẻ liên tục ‘gầm gừ’, có thể bạn đã không thường xuyên tiêu thụ đủ thức ăn đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Trong khi dạ dày cuộn lên có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang no hoặc đói, tiếng sôi trong dạ dày, dai dẳng, dai dẳng sau đó to hơn và thậm chí người khác cũng nghe rõ khi dạ dày và ruột trống rỗng.

Bạn hãy thử tăng lượng thức ăn hoặc ăn thường xuyên hơn để xem liệu những tiếng sôi đó có dừng lại không. Nếu vấn đề được giải quyết, thì đó là dấu hiệu cho thấy bụng của bạn gầm gừ là kết quả của việc bạn không ăn đủ, ngay cả khi bạn nghĩ là bạn hoàn toàn ăn đủ bữa và đủ no.

6. Cảm thấy không khỏe

Một số triệu chứng phổ biến nhất của việc không ăn đủ là bạn cảm thấy yếu người, chóng mặt, đau đầu và cảm thấy mệt mỏi. Về cơ bản, bạn cảm thấy người ‘như đi mượn.’

Khi cơ thể của bạn thiếu chất dinh dưỡng hoặc thức ăn, có khả năng các chức năng của cơ thể hoạt động kém hiệu quả hoặc ‘tạm nghỉ’, khiến cho các cơ quan tạng phải tăng tốc để cơ thể bù đắp lại bằng cách hút tất cả các nguồn nhiên liệu để tồn tại.

7. Chu kỳ kinh nguyệt bị thất thường hoặc tạm dừng

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường có thể là dấu hiệu cho thấy chế độ dinh dưỡng của bạn chưa hợp lý.

Lara Briden, bác sĩ trị liệu tự nhiên, đã đưa ra lý giải khoa học đằng sau nguyên nhân tại sao chu kỳ kinh nguyệt bị ngưng lại với chế độ ăn ít carbohydrate và ít calo. Briden giải thích: “Quá ít calo kích hoạt một phản ứng đói trong vùng dưới đồi của bạn làm gián đoạn sự kích thích hormone luteinizing (LH) và cản trở việc rụng trứng.”

Tóm lại, quá trình sinh sản có thể bị chấm dứt hoặc tạm dừng do suy dinh dưỡng.

8. Con đường giảm cân gặp bất trắc

Vong eo image
(Ảnh: Shutterstock)

Nếu mọi thứ vẫn bình thường và việc giảm cân của bạn đã ngưng lại sau hàng tuần hoặc hàng tháng, thì điều này có thể là bạn ăn không đủ. Trong khi bạn có thể nghĩ rằng việc ăn ít đi sẽ giúp bạn giảm cân được nhiều hơn, thì thực tế nó còn gây tác động tiêu cực tới mục tiêu giảm cân của bạn.

Khi cơ thể thiếu hụt calo, nó đi vào “chế độ đói” – hay còn gọi là “Hiểm họa chuyển hóa”. Trong trạng thái này, cơ thể sẽ rút năng lượng từ cơ thay vì ‘tấn công’ vào các nơi trữ chất béo.

“Hiểm họa chuyển hóa” là một loạt các trao đổi chất phản ứng với sự thiếu ăn kéo dài. Khi cơ thể không nhận ra rằng bạn đang áp dụng một chế độ ăn kiêng nghiêm trọng có thể dồn bạn đến hiểm họa này, thì nó đã tự vận hành những cơ chế có thể khiến cho bạn bị suy kiệt, khiến hoạt động trao đổi chất chậm hơn, do đó cân nặng cũng bị giảm.

Nhưng rốt cuộc, cân nặng giảm không đáng gì so với những năng lượng mà bạn đã bị mất đi, và đến khi bạn không thể chịu đựng được, khi ấy bạn sẽ ăn trở lại. Nhưng lúc ấy bạn không chỉ lấy lại năng lượng rất nhanh mà cân nặng của bạn cũng tăng nhanh không kém.

Theo Insider
Hạ Trắng

Xem thêm: