Khi trở thành “người lớn”, rất nhiều người trong chúng ta nhận ra mình còn thiếu nhiều kỹ năng sống cơ bản, ước gì cha mẹ đã dạy cho chúng ta từ khi còn nhỏ. Có người cảm thấy mình cần học cách sống độc lập, có người muốn học cách giao tiếp tự tin với người khác, có người muốn trở thành người có trách nhiệm…

Để trang bị cho con đầy đủ kỹ năng cần thiết khi trở thành người trưởng thành, cha mẹ hãy dạy con những điều dưới đây ngay từ khi chúng còn nhỏ:

1. Cách tự vệ

day con 1 image
(Ảnh: Shutterstock)

Biết cách tự vệ là kỹ năng quan trọng mà người lớn và trẻ em đều cần phải có. Ví dụ, khi đối mặt với những kẻ bắt nạt, biết tự vệ sẽ mang lại cho con bạn cảm giác tự tin và độc lập, con có thể tự tìm cách thoát khỏi tình huống khó khăn mà không cần nhờ người lớn giúp đỡ. 

Khả năng tự vệ không chỉ nằm ở sức mạnh thể chất, mà còn ở sự nhanh trí, khéo léo trong lời nói. Điều quan trọng là bạn phải dạy con cách sử dụng từ ngữ sao cho cuộc xung đột bớt căng thẳng, không dẫn đến đánh nhau. 

Nếu bắt buộc phải đánh nhau, hãy nhắc con rằng nắm đấm không phải là lựa chọn duy nhất. Bạn có thể dạy con cách vòng tay ôm chặt kẻ tấn công hoặc tư thế cắt kéo, gần như thể đang chơi đấu vật. Như vậy kẻ bắt nạt cũng không đánh con bạn được. 

2. Cách thực hiện sơ cứu

dạy con sơ cứu
(Ảnh: LightField Studios/Shutterstock)

Nếu biết kỹ năng sơ cứu, bạn thực sự có thể tự cứu mình hoặc cứu mạng ai đó. Đầu tiên, bạn hãy chỉ cho con các món đồ có trong bộ sơ cứu và giải thích công dụng của chúng. Sau đó bạn hãy giả vờ bị thương để con được thực hành sơ cứu. Bạn có thể dạy con cách cầm máu và hô hấp nhân tạo qua ma-nơ-canh.

3. Cách nấu ăn

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng biết nấu ăn giúp trẻ có khả năng lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn. Cha mẹ hãy chỉ cho con tên, công dụng, cách chế biến của những nguyên liệu nấu ăn cơ bản. 

Dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng cho sức khỏe của chúng ta, học những thói quen này khi còn nhỏ sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện lối sống này khi trưởng thành.

1 day con image
(Ảnh: Shutterstock)

Một trong những lý do khiến trẻ em thích món ăn không lành mạnh như khoai tây chiên, đồ ngọt là vì chúng có sẵn, không mất công nấu nướng. Trẻ đã quen với việc cha mẹ luôn chuẩn bị bữa ăn cho mình, vì vậy khi chúng không có thời gian để chuẩn bị, thức ăn nhanh và đồ ăn nhẹ trở thành món ăn quen thuộc của chúng.

Nếu cha mẹ đã dạy con cách nấu ăn từ nhỏ, khi lớn lên con sẽ không ỉ lại nữa và có thể tiếp tục tự chăm sóc bản thân nếu phải sống xa nhà.

4. Phải làm gì trong trường hợp khẩn cấp

day con
(Ảnh: wavebreakmedia/Shutterstock)

Nếu một điều gì đó bất ngờ hoặc tồi tệ xảy ra, ngay cả người lớn cũng thấy sợ hãi và bối rối, vì vậy một đứa trẻ cần phải được chuẩn bị và biết cách hành động trong trường hợp khẩn cấp.

Trước hết, bạn hãy dạy con số điện thoại cần liên lạc trong trường hợp khẩn cấp. Sau đó, con cần biết cách xưng tên, địa chỉ, mô tả tình huống ngắn gọn cho người nghe máy. Bạn có thể nhập vai tổng đài viên để con được thực hành tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên dạy con những mẹo đơn giản trong cẩm nang sinh tồn.

5. Cách quản lý thời gian

Ngay cả người trưởng thành cũng cần học cách quản lý thời gian, vậy thì tại sao cha mẹ không dạy cho con ngay từ khi còn nhỏ? 

Bạn hãy dạy con cách đo thời gian. Ví dụ, bạn giao cho con một nhiệm vụ và yêu cầu con hoàn thành trong 20 phút. Đặt một chiếc đồng hồ để con quan sát, bạn cũng ở bên cạnh để nhắc con đã dùng bao nhiêu thời gian và còn lại bao nhiêu. Điều này sẽ giúp con có cảm nhận rõ ràng về thời gian và hiểu được hoạt động nào thì phù hợp trong một khoảng thời gian nhất định.

cha me day con image
(Ảnh: Shutterstock)

Một điều quan trọng khác trong kỹ năng quản lý thời gian là thiết lập các mức độ ưu tiên. Đây là một khái niệm khó hiểu đối với trẻ em, nhưng bạn vẫn có thể dạy chúng sắp xếp thứ tự công việc ưu tiên bằng cách sử dụng các từ như “đầu tiên”, “tiếp theo” và “cuối cùng”.

Bạn cũng có thể dạy con thiết lập “thời gian biểu” các ngày trong tuần vào một cuốn lịch đẹp mắt và sử dụng bút chì màu để đánh dấu.

6. Cách quản lý tiền bạc

quản lý tài chính
(Ảnh: Pixabay)

Ngay cả khi con của bạn còn nhỏ, chúng vẫn có thể học về tiền bạc và ngân sách. Khi trẻ lên 7 tuổi, thái độ và thói quen về tiền bạc đã được hình thành nên bạn có thể dạy con từ lúc này. 

Bạn hãy hướng dẫn cho con về màu sắc từng loại tiền, cách phân biệt mệnh giá lớn nhỏ, cách dùng thẻ ngân hàng, cách xem biên lai. Tốt nhất là bạn dạy trực tiếp cho con khi đi mua sắm. Sau đó, bạn hãy giải thích rằng tiền không chỉ để chi tiêu mà trẻ còn có thể tiết kiệm. 

Song song với đó, bạn hãy dạy con cách đặt ra mục tiêu ngắn hạn để có động lực tiết kiệm tiền vào heo đất. Khi đã quen với việc tiết kiệm, trẻ sẽ biết hướng đến những mục tiêu dài hạn hơn. Bạn có thể dạy con biết cách trân quý sức lao động bằng cách giao việc nhà (nhẹ nhàng) rồi trả công cho con. 

7. Làm thế nào để đưa ra quyết định

7 day con image
(Ảnh: Shutterstock)

Cha mẹ luôn muốn những điều tốt nhất cho con cái nên thường cố gắng kiểm soát cuộc sống của chúng. Tuy nhiên, ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em đã cần phải biết cách tự đưa ra lựa chọn và hiểu được hậu quả khi quyết định như vậy. 

Để dạy kỹ năng này, bạn hãy đưa ra 2 lựa chọn rồi bảo con lập danh sách ưu và nhược điểm trước khi quyết định. Sau đó bạn hãy giải thích cho con hiểu điều gì sẽ xảy ra nếu họ chọn thứ này hay thứ kia, và nó sẽ ảnh hưởng đến con như thế nào.

8. Cách tương tác với người khác

trẻ con hỏi
(Ảnh: Dragon Images/Shutterstock)

Muốn xây dựng những mối quan hệ bền vững, tất cả mọi người đều phải học cách thấu hiểu và cảm thông. Ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ hãy dạy con cách quan tâm và nhìn nhận sự việc theo quan điểm của người khác. Điều này sẽ khuyến khích con giúp đỡ mọi người và người ta cũng sẽ giúp đỡ lại khi con cần.

Minh Minh (Theo Bright Side)

Xem thêm: