Ở chốn công sở ngày nay, ngoài những mối quan hệ hữu nghị ra thì rất dễ nảy sinh những sự xung đột kịch liệt do đôi bên cạnh tranh lẫn nhau, điều này chẳng những sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân mà còn tác động đến sự thành bại trong công việc.

Trong môi trường công sở, chúng ta có thể gặp phải những hoàn cảnh ngại ngùng, khó xử bất cứ lúc nào. Những lúc như vậy, EQ cao và trí tuệ của bạn sẽ giúp bạn vượt qua thử thách, biến nguy cơ thành bước ngoặt quan trọng.

Trang Business Insider đã tổng kết ra 10 vấn đề thường gặp nơi công sở và câu trả lời từ các chuyên gia, chỉ cần giải quyết ổn thỏa thì có thể “ghi điểm” cho bản thân ở nhiều phương diện.

1. Bị cấp trên phê bình rằng thể hiện không tốt

Cách ứng phó tốt nhất là: “Thành thực mà nói thì thật khó để nghe những lời này, tôi hiểu những gì ông/bà nói và xin cảm ơn ông/bà đã cho tôi biết điều này. Hy vọng rằng ông/bà có thể cho tôi biết tôi có thể cải thiện như thế nào”.

Melissa Greenwell – CEO của công ty The Finish Line cho rằng khi nghe những lời phê bình tiêu cực, ban đầu sẽ rất muốn tranh cãi, thế nhưng cách làm này sẽ chỉ khiến cấp trên cho rằng mình không nhận sai, không muốn rút ra bài học từ sai lầm.

(Ảnh: Deposit Photo), công sở
(Ảnh: Deposit Photo)

>> Brian Wong – CEO 26 tuổi chia sẻ 9 bí quyết nghề nghiệp người trẻ nên biết

2. Bản thân muốn thăng chức

Cách biểu hiện tốt nhất: “Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về công việc hiện tại, tôi đang nghĩ chẳng hay bước tiếp theo sẽ là gì? Tôi muốn bàn bạc với ông/bà để biết được ông bà nghĩ thế nào về vấn đề này”.

Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty Jet Blue (Mỹ), ông Joel Peterson cho rằng cách nói này rất hợp lý. Nhưng tiền đề là bản thân bạn cần phải có biểu hiện rất tốt trong công ty, cấp trên có thể sẽ mở lòng lắng nghe nguyện vọng của bạn.

3. Nêu ý kiến với đồng nghiệp

Cách nói tốt nhất: “Tôi có một số đề nghị này, có lẽ bạn làm thế này sẽ thành công hơn trong tương lai”.

Bà Malissa Greenwell dùng cách “nhắc nhở trước” thay vì cách phản hồi như truyền thống. “Nhắc nhở trước” là đề nghị trước khi sự việc diễn ra, còn phản hồi là đề nghị sau khi sự việc diễn ra. Nhưng khi phản hồi thì mọi việc đã rồi, ván đã đóng thuyền, còn nhắc trước sẽ giúp họ làm đúng trước khi sự việc diễn ra.

người ưu tú nơi công sở
(Ảnh: shutterstock.com)

>> 8 cử chỉ xấu xí cần tránh để trở thành một người lịch thiệp

4. Sa thải cấp dưới

Cách ứng xử tốt nhất: “Chúng tôi thừa nhận sự cống hiến của anh/chị cho bộ phận này, nhưng do một số kĩ năng không được như chúng tôi yêu cầu nên chúng tôi quyết định ngừng cộng tác với anh/chị”. Cuối cùng, bạn hãy kết thúc bằng một câu nói tích cực: “Chúng tôi hy vọng anh/chị sẽ thành công hơn, cảm ơn sự cống hiến của anh/chị cho công ty”.

Bà Rosalinda Oropeza Randall, một chuyên gia về lễ nghi cho biết: Hãy báo trước cho phòng nhân sự trước khi quyết định ngừng cộng tác, họ có thể cho bạn một số lời khuyên. Ví dụ như có thể người nhân viên bị sa thải sẽ dùng pháp luật để chống lại công ty, tốt nhất là bạn nên biết ý kiến của phòng nhân sự trước.

Kết quả hình ảnh cho đồng nghiệp
(Ảnh: bigstockphoto.com)

5. Bản thân bị sa thải

Cách ứng phó tốt nhất: “Có thể cho tôi thời gian chuẩn bị được không?”

Dù có thể bạn tức giận và phẫn nộ, nhưng đừng thể hiện ra ngoài, cũng đừng nói những lời oán thán.

Michael Kerr là nhà diễn thuyết về doanh nghiệp quốc tế, ông cho biết: “Hãy hít thở sâu và yêu cầu cho thời gian để ổn định lại suy nghĩ cũng như cảm xúc”. Quan trọng hơn là: “Hãy giữ thái độ chuyên nghiệp, đừng nóng giận, trở mặt”. Sau đó hãy hỏi lý do bị sa thải, liệu có thể có cơ hội thứ hai hay không.

6. Muốn yêu cầu tăng lương

Cách làm tốt nhất: “Những kế hoạch này cực kỳ quan trọng đối với tương lai của công ty, tôi muốn biết nếu tôi tham gia thì sẽ có được sự đảm bảo nào từ công ty?”

Chris Voss là chuyên gia đàm phán của FBI, ông đề nghị rằng khi nói về việc tăng lương thì bạn hãy lùi một bước, để bản thân được tham gia vào kế hoạch lớn của công ty trước, giống như làm một cuộc đầu tư cho chính sự nghiệp của mình để bản thân bạn giống như người lãnh đạo ngay từ ban đầu.

(Ảnh: shutterstock.com)
(Ảnh: shutterstock.com)

7. Yêu cầu đồng nghiệp yên lặng

Cách nói hay nhất: “Xin lỗi, tôi chỉ có thể tập trung trong môi trường yên tĩnh thôi. Tôi biết là điều này không thực tế, nhưng liệu anh/chị có thể giữ yên lặng trong vài tiếng không, tôi đang tập trung hoàn thành dự án này, mong anh/chị có thể giúp tôi? Thật lòng cảm ơn anh/chị”.

Sau đó, bạn hãy quay lại cảm họ sau khi hết vài tiếng, làm như vậy có thể khiến yêu cầu trước đó trở nên nhẹ nhàng.

Bà Rosalinda Oropeza Randall chia sẻ rằng đừng nói chuyện với đồng nghiệp bằng giọng điệu khi nói chuyện với trẻ con như: “Này, anh/chị có thể yên lặng một chút được không?”, giọng điệu này có khi sẽ khiến người ta cảm thấy khó chịu.

Dù bạn nói gì thì hãy nói riêng. Nếu là văn phòng kiểu mở thì dù bạn nói gì đều có thể bị người khác nghe thấy sẽ khiến cho người kia rất khó xử.

Kết quả hình ảnh cho đồng nghiệp
(Ảnh: Internet)

>> 5 bí quyết để giải quyết mâu thuẫn với đồng nghiệp

8. Khi phỏng vấn được hỏi có con cái hay không

Cách trả lời tốt nhất: “Đây là một câu hỏi rất hay, liệu ông/bà có thể cho tôi biết mức độ quan trọng của câu hỏi này được không. Trước đây chưa từng có ai hỏi tôi vấn đề này, nhưng tôi muốn biết vấn đề này có liên quan gì đến công việc này”.

Chúng ta không biết lý do mà người phỏng vấn hỏi câu hỏi này là gì, chuyên gia công sở Lynn Taylor cho biết câu hỏi này giúp bạn hiểu được môi trường làm việc của công ty.

Kết quả hình ảnh cho phỏng vấn
(Ảnh: Internet)

9. Khi phỏng vấn được hỏi “có đi phỏng vấn ở những nơi nào khác chưa”

Cách ứng phó tốt nhất: “Tôi từng đến xin những công việc khác ở một vài công ty, nhưng vị trí này của quý công ty là thu hút tôi nhất”.

Bà Lynn Taylor cho biết cách xử lý vấn đề này chính là thể hiện cho người phỏng vấn thấy rằng bạn có thể bình tĩnh xử lý những vấn đề nhạy cảm như thế nào.

Câu hỏi này là cơ hội tốt nhất để bạn thể hiện rằng bạn thích thú với công việc này. Hơn nữa, hãy hướng cuộc nói chuyện về năng lực của bản thân – rằng bạn đủ tư cách đảm nhận công việc này.

Thanh Trúc

Xem thêm: