Tại một mỏ than ở Jharia, thuộc quận Dhanbad – một trong số những mỏ có trữ lượng lớn nhất Ấn Độ, đã xảy ra một vụ cháy kéo dài âm ỉ trong hơn 100 năm qua. 

Mỏ Than, Ấn Độ, ngọn lửa vĩnh cửu, khai thác than
(Ảnh: Youtube/Al Jazeera English)

Mỏ than này thuộc vùng mỏ Jharia, có diện tích hơn 100 dặm vuông, nó bắt đầu được khai thác từ những năm 1800 dưới thời cai trị của người Anh. Đám cháy đầu tiên bùng phát vào năm 1916, và đến những năm 1980 có tới trên 70 ngọn lửa đã nhen nhóm. Các ngọn lửa thường cháy âm ỉ ở sâu dưới lòng đất.

Hiện tại, chưa có ngọn lửa nào trong số đó được kiểm soát chứ chưa nói đến việc dập tắt chúng. Người ta đã từng hy vọng rằng chúng sẽ tự tắt. Thật không may, một hoạt động khai thác mỏ mới vào năm 1973 đã dập tắt hy vọng này.

Vào năm đó, Công ty Bharat Coking Coal Ltd (BCCL), một công ty thành viên của Công ty Than Ấn Độ thuộc sở hữu của nhà nước, đã bắt đầu các hoạt động khai thác than lộ thiên quy mô lớn – đây được đánh giá là phương thức khai thác nhanh chóng và hiệu quả. Nhà hoạt động địa phương Ashok Agarwal nói với Al Jazeera rằng đây cũng là thời điểm các đám cháy xảy ra với hậu quả thảm khốc.

Những người khai thác có tham vọng nhanh chóng khai thác được than với chi phí thấp… nhưng có một hoạt động khai thác ngầm đã từng diễn ra ở đây. Người ta đã đào rất nhiều đường hầm để rút than ra, khiến phần nền đất của các đường hầm này thường bám phủ đầy những mẩu than nhỏ, và chúng dễ dàng bắt lửa. Khi khai thác lộ thiên, các đường hầm này sẽ dần lộ ra và rồi luồng khí ở bên trong trào ra, một vụ cháy lớn được hình thành.

Mỏ Than, Ấn Độ, ngọn lửa vĩnh cửu, khai thác than
Nhà dân sống trong khu vực khai thác than và sát gần ngọn lửa. (Ảnh: Youtube/Al Jazeera English)

Luồng khí ô-xy ùa vào trong hầm lò sẽ nuôi những đám than hồng âm ỉ trở thành những ngọn lửa khổng lồ, một số bùng cao lên tới gần 20m. Nhiều ngọn lửa đã bắt đầu cháy vì sự ô-xy hóa các khoáng chất trong các mỏ than lộ thiên, nhưng chúng càng tồi tệ hơn khi các hoạt động khai thác lộ thiên này khiến than hồng (đang cháy âm ỉ trong hầm lò) tiếp xúc với ô-xy và bùng lên.

Mo than Jharia
Một cảnh khai thác than lộ thiên bên cạnh và phía trên các đám cháy. (Ảnh: TripoStories-AB/Wikimedia Commons)

Các chuyên gia ước tính hơn 37 triệu tấn than (giá trị hàng tỷ USD) đã bị thiệt hại trong các vụ cháy không kiểm soát này, ngoài ra còn hơn 1,4 tỷ tấn than không thể tiếp cận khai thác bởi các vụ hỏa hoạn. Mặc dù phát thải khí nhà kính do ngọn lửa gây ra khá nghiêm trọng, chính phủ Ấn Độ dự kiến sẽ tăng sản xuất trong khu vực. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã bị cáo buộc về động thái mở rộng khai thác than lộ thiên khiến gia tăng các vụ cháy.

Mỏ Than, Ấn Độ, ngọn lửa vĩnh cửu, khai thác than
Khói do các đám cháy gây ra tại khu vực khai thác than. (Ảnh chụp màn hình youtube)

Ở ngôi làng Bhulan Bararee gần đó, cư dân phải sống trong cảnh cực kỳ khốn khổ và khó chịu. Cư dân Mohammad Nasim Ansari nói với YourStory rằng: “Mặt đất đâu đâu cũng nóng quá mức, mang giầy đi bộ cũng không đi nổi. Hầu như tất cả mọi người ở đây đều đau ốm. Các nhà chức trách yêu cầu dân làng rời khỏi nhà và di tản đi nơi khác. Nhưng hầu hết mọi người lo sợ mất kế sinh nhai, nên vẫn bám trụ ở lại.”

Khí độc phát ra từ mỏ than đang cháy và những hạt (bụi) hòa vào không khí, khiến việc hít thở trở nên nguy hiểm. Các vụ cháy ngầm dưới lòng đất cũng gây ra nhiều hố sụt khổng lồ đã cướp đi nhiều sinh mạng trong những năm qua.

Glenn Stracher, giáo sư danh dự về địa chất và vật lý tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Đông Georgia, nói với CNBC: “Không khó để hình dung những phát thải do các đám cháy này gây ra. Tôi đã thu thập các mẫu khí từ các đám cháy khác nhau, nó thường có từ 40-50 hợp chất hydrocacbon, và nhiều trong số đó là chất độc hoặc chất gây ung thư. Điều này quả là tồi tệ, vô cùng tồi tệ. Xá thực là có những độc tố hay chất độc có trong các đám cháy này, và chúng chắc chắn vượt rất xa các tiêu chuẩn cho phép của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ.”

Thật không may, vụ cháy than Jharia chỉ là một trong hàng ngàn vụ cháy trên toàn thế giới. Điều này không chỉ rất lãng phí và nguy hiểm, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nhiên liệu vốn mang lại sự phát triển kinh tế thần tốc cho thế giới Tây phương.

Khí thải gây ra bởi những đám cháy này gần như không thể đo lường được khi ngọn lửa hoạt động thất thường, đôi khi chúng dịu đi đôi khi lại bộc phát tăng lên. Mặc dù một số phương pháp nhằm làm dịu, hạn chế và dập tắt ngọn lửa như đổ cát vào lửa, bơm khí trơ vào các đường hầm,… nhưng cũng rất khó để kiềm chế chứ chưa nói đến dập tắt chúng. Ngoài ra để thực hiện các hoạt động này cũng tốn kém và ít có tác dụng.

Các chuyên gia hồ nghi rằng các đám cháy sẽ không thể được dập tắt hoàn toàn nếu nó vẫn còn nhiên liệu để đốt cháy.

Theo Oddity Central
Xuân Lâm

Xem thêm: