Chiều ngày 12/7, một kỳ quan “ảo ảnh” đã xuất hiện tại thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Một dãy các tòa nhà xuất hiện trong mây, bay lơ lửng trên bầu trời, giống với bản phác thảo kiến trúc Thiên cung nơi “tiên giới” trong phim.

d6451578
(Ảnh cắt từ video)

Theo báo cáo của các kênh truyền thông Đại Lục, một số cư dân mạng đã chụp được kỳ quan ảo ảnh gần đường Nam Sa tại thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam. Từ những video được quay tại chỗ, hình ảnh một kiến ​​trúc kỳ lạ bay lơ lửng trên bầu trời, với trần nhà, cột trụ và tường cao giống như cung điện, bên cạnh còn có một tòa nhà kiến trúc hiện đại.

Nhiều nhân chứng tại hiện trường đã giơ điện thoại di động lên, ghi lại cảnh tượng hy hữu này. Cư dân mạng vừa nói vừa chụp ảnh: “Còn lại một ít. Mây càng mỏng, càng khó nhìn”. Cảnh tượng này kéo dài một lúc, mới từ từ mờ đi và biến mất.

Liên quan đến ảo ảnh này, cư dân mạng đã chế giễu, liệu đây có phải là “tiên giới” trong truyền thuyết, và liệu có “Thần tiên” sống ở đó hay không?

Ảo ảnh thường xuất hiện dọc theo bờ biển và cũng có thể được bắt gặp trên các sa mạc. Mọi người có thể nhìn thấy những khung cảnh như nhà cửa, con người, núi non, v.v. chúng còn di chuyển sống động như thật.

Về nguyên nhân của ảo ảnh, một số người cho rằng đó là tiên cảnh tại nhân gian. Nhưng khoa học hiện đại lại giải thích đó là sự khúc xạ của khí quyển, khiến cảnh vật ở xa được khúc xạ lại gần. Trên thực tế, khoa học hiện đại cũng chưa thể giải thích cho rõ ràng được.

Vậy “ảo ảnh” chính xác là gì? Nó có thực sự được tạo ra bởi sự khúc xạ của khí quyển không? Hay là phản chiếu cảnh vật ở một không gian khác? Và trong lịch sử từng có ghi chép về hiện tượng này không?

Vào thời Trung Quốc cổ đại, ảo ảnh còn được gọi là “cảnh ảo ảnh”, “tòa nhà ảo ảnh”, “tòa lầu ảo ảnh”, “chợ biển” v.v. Người xưa tin rằng chính hơi thở của con hàu (một loài thủy quái huyền thoại có hình dạng giống như một con hàu lớn) đã tạo thành ảo ảnh.

Ghi chép sớm nhất về ảo ảnh ở Trung Quốc xuất hiện trong “Sử ký – Thiên cung thư” rằng: “Tòa lầu khí ảo ảnh, hoang vu, rộng lớn, trống rỗng.”

Trong “Mộng khê bút đàm” của Thẩm Quát thời Bắc Tống, cũng từng nhắc đến kỳ quan ảo ảnh ở tỉnh Sơn Đông.

Tập 21 của cuốn “Dị sự” viết: “Từ dưới đất liền nhìn ra biển, sẽ thường thấy mây, một số giống như cung điện lầu các, cũng có cảnh vật, con người, xe ngựa, và thấy rất rõ ràng.

Mọi người gọi nó là ‘Chợ Biển’ … Âu Dương Văn Trung từng đi sứ đến Hà Sóc và đi qua huyện Cao Đường. Vào ban đêm, ông từng nghe thấy quỷ Thần lướt qua trong không khí, tiếng xe ngựa, tiếng con người và động vật rất rõ ràng.

Tại đây không viết nhiều nữa. Các cụ già tại đó nói: ’20 năm trước chuyện này xảy ra ở đây ngay giữa ban ngày, con người, cảnh vật đều thấy rất rõ ràng.’ Người dân thường gọi là chợ biển.”

Theo mô tả của đoạn văn bản trên, thậm chí người dân cũng có thể nghe rõ tiếng của xe ngựa, con người và động vật trong “ảo ảnh”, dường như ảo ảnh thực sự tồn tại.

Ngoài ra, theo “Chương Phổ huyện chí – Tai tường” (Ghi chép về huyện Chương Phổ – Phúc và họa) viết: “Vào năm Gia Tĩnh thứ 8, đều có 3 biển đảo xếp cạnh nhau, mặt trời đột nhiên biến mất trên biển, 3 ngọn núi sừng sững trên bầu trời, nhìn như thể những tòa lầu các thay đổi bất thường, cứ như thế suốt 3 ngày.”

Những ghi chép ở đây cho thấy hiện tượng ảo ảnh “những tòa lầu các thay đổi bất thường” kéo dài những 3 ngày, nếu dùng lý thuyết “khúc xạ khí quyển” thì cũng không thể lý giải nổi.

Vài trăm năm nay, người hiện đại mới biết sử dụng thấu kính quang học. Ngay cả việc mài một ống kính, không cho cảnh vật thay đổi cũng không phải là chuyện dễ dàng. Hơn nữa muốn “bầu khí quyển” “khúc xạ” “ảo ảnh” tồn tại suốt 3 ngày, lại càng đáng kinh ngạc hơn.

Kỳ thực, các nhà khoa học ngày nay cũng thừa nhận còn rất nhiều “bí ẩn chưa được giải đáp” mà khoa học chưa thể giải thích được về“ảo ảnh”. Cũng có những bình luận cho rằng ảo ảnh là biểu hiện cảnh vật tại không gian khác.

Hiện nay, khoa học suy đoán rằng ngoài không gian mà mắt người nhìn thấy được, còn có các chiều không gian khác trong vũ trụ, cũng chứa vật chất và sự sống.