Trẻ la hét và khóc, có cách gì để làm đứa trẻ bình tĩnh trở lại? Khi các bậc cha mẹ trên khắp thế giới mải miết học hỏi từ nền văn hóa phương Tây, họ đã bỏ qua trí tuệ to lớn chứa đựng trong nền văn hóa truyền thống. Là một phóng viên khoa học chuyên nghiệp, cũng là một người mẹ vất vả trong việc nuôi dạy con cái, McClain cùng cô con gái 3 tuổi đã đi sâu vào Nam Mỹ, Châu Phi và Alaska để quan sát phương pháp nuôi dạy con cái của cư dân địa phương và khám phá các cộng đồng cổ đại trên khắp thế giới. Những cộng đồng này có thể dễ dàng dạy trẻ tính kỷ luật tự giác, trí tuệ cảm xúc cao và giúp đỡ người khác một cách tự nhiên của trẻ. Bài viết này chia sẻ hành trình nuôi dạy con gái của cô. 

xoa dịu trẻ
Nếu bạn muốn trẻ bình tĩnh thì trước hết bạn phải giữ cho mình sự điềm tĩnh, tâm thái vững vàng và nhẹ nhàng, lâu dần trẻ sẽ xem bạn là nơi trú ẩn an toàn trước những “cơn bão cảm xúc” của mình. (Ảnh minh họa: Fizkes/ Shutterstock)

Các bậc cha mẹ ở nhiều nền văn hóa trên thế giới tin rằng một trong những trách nhiệm chính của họ là giúp con cái học cách tự mình bình tĩnh trở lại, dạy chúng đối phó với những thất bại hàng ngày một cách bình tĩnh và họ coi trách nhiệm này giống như việc dạy con những kỹ năng khác, như cách đọc, làm toán hoặc ăn thức ăn lành mạnh. 

Cô Maria Kukuwak nói với tôi: “Tôi muốn chia sẻ với một thế hệ cha mẹ mới rằng đừng làm lũ trẻ khóc quá nhiều, hãy cố gắng làm chúng bình tĩnh trở lại. Cha mẹ và ông bà cần phải xoa dịu bọn trẻ.” 

Cho dù đối mặt với tiếng khóc, tiếng la hét hay những đòi hỏi không bao giờ dứt, cách tốt nhất là người lớn nên tương tác với trẻ em trong bầu không khí yên tĩnh nhất và nghiêm túc chia sẻ với nhau, mức độ bình tĩnh như vậy cực kỳ hiếm trong văn hóa phương Tây. 

Ở Kugaaruk, cảm xúc của đứa trẻ càng tăng cao thì biểu hiện của cha mẹ càng điềm tĩnh. Nếu như đứa trẻ bắt đầu la hét, lăn lộn, khóc lóc và thậm chí đánh người khác, cha mẹ chúng không vội ra lệnh hay bảo con bình tĩnh. Thay vào đó, cha mẹ sẽ dạy trẻ sự bình tĩnh bằng cách làm gương, giữ cho bản thân mình bình tĩnh trước. 

Khi đứa trẻ vừa khóc vừa la hét thất thần, những bậc cha mẹ ở đó không nói gì cả (vì lời nói thường nghe gay gắt), không làm gì cả (vì bất cứ hành động nào cũng sẽ khiến trẻ cáu kỉnh), và khuôn mặt không biểu lộ cảm xúc (vì cảm xúc dễ sinh ra kích động). Những bậc cha mẹ này không rụt rè hay sợ hãi, họ vẫn tin tưởng vào con cái của họ, nhưng họ tiếp cận chúng như cách mà chúng ta tiếp cận một con bướm trên vai: nhẹ nhàng, chậm rãi và ôn hoà.

Nhà nhân chủng học Jane Briggs đã ghi lại phong cách nuôi dạy con cái này nhiều lần trong thời gian sống với gia đình Ella và Inudia vào những năm 1960: “Người lớn cần thể hiện mức độ bình tĩnh và lý trí một cách nhất quán đối với những hành vi sai trái của trẻ… Khi Sarah (cô bé 3 tuổi) dùng thìa đánh vào mặt mẹ mình, cô ấy đã quay đầu lại và nói một cách bình tĩnh: ‘con bé chỉ là chưa hiểu chuyện thôi’”.

Cô bé 3 tuổi này phải đối mặt với sự xuất hiện của em trai, mẹ ngừng cho bú nữa, mọi thứ trở nên hỗn loạn, không chịu nổi và cô bé đã phát tiết, vừa khóc vừa tát. Người mẹ không cảnh cáo con, mà dùng cách nói ôn tồn để đáp lại. Điều này khiến nhà nhân chủng học Jane Briggs rất ngạc nhiên: “Tôi không bao giờ nghĩ rằng khi một cuộc khủng hoảng cạnh tranh giữa hai chị em ập đến, người mẹ lại có thể giải quyết nó một cách nhẹ nhàng như thế.” 

Tại sao “sách lược” này lại hiệu quả như vậy? Nó thực sự khá đơn giản: Mức độ tâm trạng và sức sống của đứa trẻ phản ánh đầy đủ các mức độ cảm xúc của cha mẹ chúng. Đây là câu nói của nhà trị liệu tâm lý trẻ em Tina Payne Bryson, đồng tác giả của hai cuốn sách nuôi dạy con cái bán chạy nhất của tờ báo New York Times.

Cô Tina Payne Bryson nói: “Cảm xúc rất dễ lây truyền”. Bộ não con người chứa các tế bào thần kinh và mạng lưới thần kinh chuyên phản ánh cảm xúc của người khác. “Có một mạch cộng hưởng xã hội trong não của chúng ta được kích hoạt khi bạn tương tác với người khác.” 

Vì vậy, nếu bạn muốn trẻ thể hiện sức sống mạnh mẽ, bản thân bạn cần phải có sức sống giống như vậy, hỏi trẻ một loạt câu hỏi, hướng dẫn trẻ, đưa ra nhiều yêu cầu và nói chuyện với trẻ nhanh chóng, dứt khoát, khẩn trương, tăng âm lượng, lặp lại yêu cầu và duy trì một tiến độ một cách chặt chẽ. 

Tuy nhiên, muốn trẻ bình tĩnh thì trước hết bạn phải giữ cho mình sự điềm tĩnh, thái độ vững vàng và nhẹ nhàng, lâu dần trẻ sẽ xem bạn là nơi trú ẩn an toàn trước “cơn bão cảm xúc” của mình.

Không còn nghi ngờ gì nữa, việc xoa dịu trẻ có thể mang lại hiệu quả, và điều tuyệt vời hơn là cha mẹ chỉ cần trấn tĩnh lại thì có thể có tác động vô cùng lớn đến một đứa trẻ đang bực dọc, không chỉ trong khoảnh khắc nhất thời này, mà về lâu dài còn mang đến hiệu quả tốt hơn. Cô Tina Payne Bryson nói rằng lâu ngày trẻ nhỏ sẽ học cách ổn định lại cảm xúc bản thân mà không cần sự giúp đỡ của cha mẹ.  

Cô nói: “Điều thực sự đáng kinh ngạc là nếu bạn tiếp tục luyện tập, với sự giúp đỡ của cha mẹ, bạn có thể phục hồi từ trạng thái căng thẳng mệt mỏi trở về trạng thái tự chủ. Bộ não của bạn sẽ học cách tự làm điều này, vì vậy nó liên quan rất nhiều đến việc xây dựng kỹ năng.”

Hãy nhớ phương trình hữu ích này: thực hành + làm mẫu + đồng tình = đạt được các kỹ năng

Ngược lại, khi chúng ta độc đoán và nóng nảy, nói chuyện lớn tiếng, ra mệnh lệnh và chất vấn thì lại càng dễ làm chúng nổi nóng hơn. Hơn nữa, chúng ta dễ bị cuốn vào vòng luẩn quẩn của sự phẫn nộ, khi mà sự phẫn nộ của bạn có thể làm cho lửa giận của đứa trẻ càng tăng lên, thậm chí còn mang tác dụng ngược lại đổ thêm dầu vào lửa đối với bạn, đồng thời con bạn cũng bỏ lỡ các cơ hội để xây dựng kỹ năng thực hiện mệnh lệnh.

Bí mật của sự bình tĩnh là thoát khỏi tuần hoàn ác tính này. Khi chúng ta phản ứng một cách bình tĩnh, ôn hoà trước những cảm xúc bùng nổ của trẻ, thì trẻ sẽ có cơ hội tìm thấy phản ứng này trong bản thân và rèn luyện cho mình cách để giữ được sự bình tĩnh.

Như cô Tina Payne Bryson đã nói: “Chúng ta cần làm mẫu cho trẻ về sự bình tĩnh và chúng ta cần phải là người đầu tiên thiết lập lại trạng thái bên trong của mình trước khi mong đợi con mình học cách chỉnh đốn lại bản thân.” 

Vậy làm thế nào để người mẹ đó trở thành người trầm tĩnh khi bị đứa con 3 tuổi tát? Tất nhiên là không hề dễ dàng gì, điều này phải trải qua hàng tháng trời tập luyện. Nhưng khi bé 3 tuổi tỏ ra cáu kỉnh, điều kỳ diệu là tôi có thể kiểm soát cảm xúc của mình và giữ bình tĩnh, hơn nữa, điều đó trở nên ngày càng dễ dàng hơn, mọi việc trở nên dễ dàng hơn.

Tôi dùng thiền định để giữ bình tĩnh. Hoặc có thể tưởng tượng đang được mát-xa trong một spa của khách sạn sang trọng, khi nhắm mắt lại liền có thể ngắm nhìn không gian, trong một căn phòng ánh sáng êm dịu với những bức tường được sơn màu hoa oải hương. Tiếng chuông ở Nepal vang lên một khúc ca êm đềm, hương hoa oải hương tràn ngập không khí, cảm giác thật nhẹ nhàng dễ chịu.

Nếu trí tưởng tượng không phát huy tác dụng, hãy tìm những bí quyết có hiệu quả với bạn và bạn có thể tìm lại được nơi mà bạn cảm thấy bình yên. Ví dụ, đối mặt với việc bất ngờ bị sữa phun lên mặt, làm sao để giữ bình tĩnh? Bạn có thể thử một phương pháp thiền nào đó giúp bạn bình tĩnh và mỉm cười bỏ qua những sự việc không mong đợi như vậy. Bất cứ khi nào đứa trẻ trở nên kích động, hãy thay đổi khung cảnh bằng trí tưởng tượng của bạn. Chồng tôi có một mẹo riêng: “Anh ấy giả vờ như mình đang bị lạc”. 

Day con 1
Bạn có thể thử một phương pháp thiền nào đó giúp bạn bình tĩnh và mỉm cười bỏ qua những sự việc không mong đợi như vậy. (Ảnh: fizkes/Shutterstock)

Cô Tina thì chia sẻ rằng cô ấy sẽ tưởng tượng con mình giống một dàn âm thanh lập thể: “Tôi coi trạng thái lo lắng của trẻ như một nút điều chỉnh âm lượng. Trách nhiệm của tôi là giúp con tôi giảm âm lượng, và để làm điều đó, trước tiên tôi cần bắt đầu từ chính bản thân mình, nếu tôi hét vào mặt bé hoặc tham gia vào sự hỗn loạn đó, nó chỉ làm tăng âm lượng của bé. Vì vậy nhiệm vụ của tôi là chú ý đến nút điều chỉnh của mình và đảm bảo rằng tôi không vặn âm lượng lên quá cao hoặc quá thấp” .

Sau khi tôi học cách sử dụng chiến lược này, bé con của tôi dần thoát khỏi những bùng nổ cảm xúc và những tình huống cáu kỉnh. Tần suất xuất hiện của những cơn bão cảm xúc giảm xuống. Ngay cả khi chúng xuất hiện, chúng sẽ nhanh chóng tan biến. Sau vài tháng, chúng gần như biến mất hoàn toàn. Ở đây, tôi đang nói về việc đi từ một vài cơn giận dữ mỗi ngày đến một tốc độ giảm đáng kinh ngạc là một hoặc hai lần một tháng.

Trên đây là một kinh nghiệm hữu ích cho việc dạy con mà không bị cuốn vào bực tức và mệt mỏi, hãy thử áp dụng xem bạn nhé.

Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây.

Theo Epoch Times

Ngữ Yên biên tập