Nhiều vận động viên giành được huy chương vàng Olympic sẽ cắn vào chiếc huy chương này vì phấn khích sau chiến thắng. Bạn có biết nguyên nhân không?

Embed from Getty Images

(Các vận động viên tạo dáng với huy chương vàng giành được trong nội dung đấu kiếm đồng đội nữ. Nguồn: Getty Images).

Huy chương vàng Olympic thực ra không phải được làm bằng vàng nguyên chất

Tại Thế vận hội Los Angeles 1984, một vận động viên bơi lội người Mỹ đã hào hứng ngậm chiếc huy chương vàng vào miệng sau khi đoạt giải, và trở thành người đầu tiên “ăn” huy chương vàng. Kể từ đó, chúng ta đã chứng kiến ​​các nhà vô địch Olympic cắn tấm huy chương vàng ở mỗi kỳ Olympic.

Có người cho rằng vận động viên bơi lội đó muốn kiểm tra hàm lượng vàng của tấm huy chương. Nhưng khi trả lời phỏng vấn, anh cho biết đây chỉ là một hành động vô thức khi quá phấn khích mà thôi.

Trên thực tế, không phải tất cả huy chương vàng Olympic đều được làm bằng vàng nguyên chất. Kỳ thực, nhiều huy chương vàng chỉ chứa ít hơn 10% hàm lượng vàng, và 90% còn lại là bạc.

Theo quy định của Ủy ban Olympic quốc tế, trọng lượng vàng có trong huy chương vàng không được nhỏ hơn 6 gam. Nghĩa là miễn là huy chương vàng có 6 gam vàng thì đã coi như đủ tiêu chuẩn. Các vật liệu còn lại có thể được xử lý tùy ý.

Tại sao huy chương vàng không được làm từ vàng nguyên chất 100%? Trước hết, nếu là vàng nguyên chất thì giá thành sản xuất quá cao. Trọng lượng của một chiếc huy chương vàng Olympic nói chung là khoảng 500 gam. Làm sao Ủy ban Olympic có thể mua được những tấm huy chương vàng với giá cao như vậy?

Thứ hai, như mọi người đã biết, độ cứng của vàng không cao, nếu làm bằng vàng nguyên chất thì huy chương vàng rất dễ bị biến dạng.

Nhìn lại lịch sử 100 năm của Thế vận hội, mỗi tấm huy chương vàng hay mỗi tấm huy chương đều có đặc điểm riêng. Kỳ thực, giá trị của mỗi tấm huy chương vàng không nằm ở giá trị tiền tệ định lượng được, mà ở cảm xúc vô hạn và giá trị thể thao không thể đong đếm được.

Huy chương vàng Olympic của Nhật Bản thân thiện với môi trường nhất

Nguyên liệu cho những tấm huy chương vàng Olympic Nhật Bản được chiết xuất từ ​​rác thải điện tử tái chế!

Ngay từ năm 2017, vì Thế vận hội Tokyo lần đó, Nhật Bản đã bắt đầu thu gom phế liệu trên đất nước mình như điện thoại di động cũ, máy tính cũ, tủ lạnh cũ, máy giặt cũ. Tháng 5/2017, chính quyền thủ đô Tokyo của Nhật Bản còn tổ chức một sự kiện kỷ niệm tại tòa nhà chính phủ, về việc tái chế hơn 30.000 vật dụng kim loại phế liệu được sử dụng cho huy chương Olympic và Paralympic (Thế vận hội dành cho người khuyết tật) Tokyo năm 2020.

Tại sự kiện kỷ niệm, bà Yuriko Koike, Thống đốc thành phố Kyoto, đã có bài phát biểu rằng: “Nhằm biến Thế vận hội Tokyo trở thành Thế vận hội cho tất cả mọi người, tôi mong muốn mọi người cùng hợp tác nhiều hơn trong tương lai. Không chỉ vậy, còn cần triển hiện hình ảnh thành phố Tokyo, nơi phát triển về môi trường và Nhật Bản với toàn thế giới.” Hai đại diện dân sự gồm có Seiichi Tanabe, một nhân viên của công ty thành phố Yokohama đã đóng góp điện thoại di động của mình, cũng nhận được quà tặng liên quan đến Thế vận hội Tokyo.

Được biết, cuối cùng Nhật Bản đã chiết xuất 32 kg vàng, 3,5 tấn bạc và 2,2 tấn đồng thau từ gần 100.000 tấn đồ điện tử tái chế, để làm ra 5.000 chiếc huy chương Olympic và Paralympic bảo vệ môi trường. Trước đó, Đại học Shigakkan ở quận Aichi, quận Aichi thuộc thành phố Obu, và Công ty tái chế Renet Nhật Bản đã cùng nhau đề xuất kế hoạch mang tên “Cơn sốt vàng năm 2020”.

Thế vận hội Olympic đắt đỏ nhất diễn ra tại Thụy Điển năm 1912

Thế vận hội Olympic mùa hè lần thứ 5 năm 1912 được tổ chức tại thủ đô Stockholm, Thụy Điển. Trong Thế vận hội lần đó có 28 quốc gia và vùng lãnh thổ được mời tham gia. Ngoài 4 châu lục Âu, Mỹ, Phi và Úc, lần đầu tiên Nhật Bản ở châu Á đã cử 2 vận động viên tham gia. Vì vậy, tại Thế vận hội Olympic chính thức, việc quy tụ được các vận động viên đến từ 5 châu lục trên thế giới, quả thực đã trở thành hiện thực.

Mặt trước của huy chương năm nay mô tả cảnh hai người phụ nữ đội vòng nguyệt quế cho một nhà vô địch Olympic trẻ. Mặt sau huy chương là cảnh quan chức hữu quan tuyên bố khai mạc Thế vận hội.

Điều đáng nói là huy chương vàng tại Thế vận hội Stockholm năm 1912 là những tấm huy chương “duy nhất” được làm bằng vàng nguyên chất trong lịch sử. Kể từ đó, hầu hết các huy chương vàng đều được làm bằng bạc mạ vàng.

Huy chương Olympic Rio de Janeiro, Brazil năm 2016 là đáng xấu hổ nhất

Thế vận hội Olympic mùa hè lần thứ 31 được tổ chức tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil năm 2016. Rio de Janeiro đã trở thành thành phố Nam Mỹ đầu tiên đăng cai Thế vận hội mùa hè. Đây cũng là Thế vận hội mùa hè đầu tiên được tổ chức bởi một quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha và là lần đầu tiên được tổ chức hoàn toàn trong thời kỳ mùa đông của nước chủ nhà.

Tuy nhiên, có một tình tiết khác trong Thế vận hội Olympic Nam Mỹ này. 9 tháng sau lễ bế mạc, một sự kiện đáng xấu hổ đã ập đến: Hàng trăm tấm huy chương Olympic đã bị gỉ sét!

Tờ “Daily Mail” của Anh đưa tin, ông Mario Andrade, người phát ngôn của Ban tổ chức Olympic Brazil, xác nhận rằng ít nhất 130 tấm huy chương đã được trả lại do bị rỉ sét hoặc có vết đen. Hầu hết các tấm huy chương có vấn đề này đều là huy chương đồng, bao gồm cả huy chương Paralympic.

Ông nói: “Vấn đề phổ biến nhất là huy chương bị rơi và va đập hoặc xử lý bừa bãi khiến lớp sơn bóng rơi ra, khiến các bộ phận hư hỏng bị rỉ sét hoặc đen. Thứ hai, có một số ít, khoảng 10 chiếc, bị hư hỏng nặng do thời tiết quá lạnh.”

Ông Andrade coi những vấn đề này là điều “hoàn toàn bình thường” và tuyên bố rằng Xưởng đúc tiền Brazil có thể sửa chữa mọi khiếm khuyết và trả lại tài sản cho chủ sở hữu ban đầu.

Phi Phi, Vision Times

Xem thêm: