Sơ yếu lý lịch (CV) là bước đầu tiên chúng ta “quảng bá” bản thân với nhà tuyển dụng. Do đó, nếu xuất phát điểm không tốt thì sẽ bị loại khỏi cuộc đua ngay lập tức. Vậy một CV như thế nào sẽ gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng?

Dưới đây là lời khuyên về cách viết CV của Katie Simon, một cô gái khiến Google, Buzzfeed và hơn 20 công ty mới (startup) tại Hoa Kỳ phải ngay lập tức mời phỏng vấn:

katie hs square (3 of 1) (1)
Katie Simon, tác giả của CV được Google, BuzzFeed và hơn 20 startup mời phỏng vấn. (Ảnh: Katie Simon)

Vào năm cuối đại học, tôi quyết tâm rằng sau khi tốt nghiệp, sẽ không để mình trở thành một thanh niên mới lớn thất nghiệp và trở về quê nhà mà không có bất cứ định hướng gì cho sự nghiệp của bản thân.

Tôi xin gia hạn thời gian thực tập, tham gia vào các hoạt động ngoại khóa để mở rộng các mối quan hệ, và tôi cũng đến các hội chợ việc làm để tạo dựng kết nối nghề nghiệp. Đồng thời, tôi cũng thường xuyên soạn thảo, chỉnh sửa, cập nhật, và viết lại sơ yếu lý lịch của mình.

Bản CV dưới đây dã giúp tôi được Google, BuzzFeed, Oscar và hơn 20 công ty startup khác mời phỏng vấn.

Tôi cũng có những buổi phỏng vấn cho công việc toàn thời gian trong một chiến dịch tranh cử chính trị lớn, cho một nhà thầu lớn của chính phủ, và cho một quỹ đầu tư có vốn hàng tỷ USD.

katie simon resume business insider new
Sơ yếu lý lịch ấn tượng chinh phục hàng loạt các nhà tuyển dụng của Kate Simon (Ảnh: Katie Simon)

Một bản sơ yếu lý lịch tưởng chừng đơn giản chỉ là một văn bản thuần túy ghi lại toàn bộ quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc, và một vài thông tin khác. Thực tế, viết sơ yếu lý lịch cần phải có phương pháp. Sau nhiều tháng, thực ra mất đến hàng năm, tôi đã nghiệm ra rằng cần phải có một cách tiếp cận mới để giúp CV của mình sống động và thu hút hơn.

1. Hãy xem sơ yếu lý lịch là bản phác thảo buổi phỏng vấn trong mơ

Điều bạn muốn nhà tuyển dụng hỏi mình là gì? Bạn muốn gây ấn tượng trong mắt họ ra sao? Bạn muốn nhấn mạnh điểm nào, bạn muốn tránh né điều gì? Giả sử nhà tuyển dụng không có tài liệu gì khác để đánh giá về bạn ngoài bản CV này, khi đó bạn cần phải làm cho nó hấp dẫn đến mức có thể.

2. Mục tiêu rõ ràng

CV cần súc tích và không rườm ra khó hiểu.

CV có quá nhiều từ sẽ gây lộn xộn, khó hiểu và dễ bị nhà tuyển dụng từ chối. Dù lý lịch của bạn rất ấn tượng thì cũng không thể miêu tả tất cả mọi thứ trên trang giấy. Bạn hãy chỉnh sửa để hồ sơ súc tích hơn bằng cách loại bỏ những chi tiết không cần thiết. Với mỗi dòng, bạn hãy tự hỏi: “Điều này sẽ có giúp mình ấn tượng hơn trong mắt nhà tuyển dụng không?” và ‘mạnh dạn’ cắt bỏ những thông tin mà bạn cho rằng không đắt giá.

3. Súc tích

Hãy trình bày tất cả mọi thứ vừa vặn trong 1 trang giấy. Với mỗi mục, không nên viết quá 3-4 ý, mỗi ý không quá một dòng. Cách viết này buộc bạn phải nhấn mạnh vào từng ý chính mà bạn muốn truyền đạt.

>>7 bí quyết phỏng vấn của cô bé được nhận thực tập tại Apple, Google, Facebook

4. Nhấn mạnh kết quả trước, kỹ năng sau

Các công ty sẽ tuyển dụng những nhân viên đem lại cho họ kết quả cao nhất. Bởi vậy, nếu có thể, bạn hãy nêu ra con số chính xác.

Chẳng hạn, trong CV của tôi chỉ ghi: “Tăng 40% lượng theo dõi và tăng 60% tổng lượng tiếp cận cho trang Facebook”, thay vì: “Quản lý tài khoản Facebook của công ty và tài khoản Twitter.”

Còn nếu bạn muốn nhấn mạnh đến kỹ năng hoặc phong cách làm việc của mình, bạn có thể gây ấn tượng với câu: “Tăng lượt truy cập trang web và chỉ số KPIs đạt chỉ tiêu chiến lược SEO”, thay vì nói: “Tôi đã sử dụng các chiến lược SEO để tăng lượng truy cập trang web”.

5. Trình bày thông tin dự án hay công trình nghiên cứu

Nên trình bày về những dự án bạn từng làm trong bản CV.

Nếu bạn đã từng tham gia công trình nghiên cứu hay dự án có tầm ảnh hưởng, dù có thể không đúng chuyên môn, dù là ở trong hội nữ sinh, hay lớp học, hoặc thông qua blog cá nhân… bạn cũng nên chia sẻ chúng.

Chẳng hạn, trong lớp marketing ở trường đại học, tôi đề xuất thay đổi thương hiệu của một tổ chức phi lợi nhuận, họ đã triển khai và hiện vẫn đang sử dụng nó. Nhưng ai sẽ quan tâm đến nó nếu đó là một công việc toàn thời gian? Hãy nhớ nêu nó ra ở phần các công trình nghiên cứu.

6. Dẫn link nguồn thông tin khác về bạn

Chỉ với một trang giấy, bạn sẽ không thể cung cấp toàn bộ thông tin về bản thân. Nhưng nếu nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu thêm về tôi, thì cũng không khó khăn gì! Trong CV, tôi đã dẫn kèm các link về hồ sơ năng lực của mình như trang web cá nhân, trang Github, tài khoản LinkedIn, Twitter hoặc Instagram, và blog ảnh của tôi. Hãy chú ý cung cấp link nào đưa thông tin phù hợp với ngành nghề mà bạn ứng tuyển.

7. Loại khỏi CV những kinh nghiệm cũ (nếu có thể)

Nếu trước đó bạn đã làm việc ở hơn ba công ty, hãy cân nhắc và bỏ bớt một hoặc hai nơi làm việc cũ nhất. Số công ty mà tôi đã từng làm việc nhiều gấp đôi số lượng mà tôi nêu ra trong CV, nhưng tôi chỉ chọn ra hai công ty mà tôi thấy hữu ích nhất. Ngay cả khi kinh nghiệm chuyên môn chưa nhiều, thì bạn cũng nên loại bỏ đi những chi tiết không mấy ấn tượng.

Hãy lưu ý rằng CV chính là bản phác thảo cho cuộc phỏng vấn trong mơ của bạn. Bạn muốn mất thời gian để nói về việc bạn đi giao pizza, hay muốn dành gấp đôi thời gian để thảo luận về nghiên cứu của bạn trong phòng thí nghiệm vào mùa hè năm ngoái hơn?

8. Đề cập đến những thứ “kỳ quặc”

Đề cập đến sở thích cá nhân có thể tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng.

Anh trai tôi đã tốt nghiệp thạc sỹ về chuyên ngành Ghế và Chỗ ngồi (Chairs and Sitting), nó phù hợp với lĩnh vực mà anh ấy nghiên cứu, cho thấy anh ấy có đầu óc sáng tạo và có tính kỷ luật cao, điều này giúp anh ấy trở thành một ứng cử viên sáng giá.

Bạn cũng có thể nêu trong CV kinh nghiệm vận hành một kênh Youtube về nướng bánh, hay giành quán quân trong một cuộc thi lướt sóng… Ngay cả khi những kinh nghiệm đó không mấy liên quan đến công việc của bạn, hãy cân nhắc liệt kê chúng ra để nhà tuyển dụng thấy sự năng động, trí tưởng tượng, hay khả năng làm việc và phát triển của bạn dưới áp lực.

9. Điều chỉnh CV cho phù hợp với mỗi nhà tuyển dụng

Thực hiện việc này xác thực mất thời gian, nhưng không phải là quá nhiều, nhất là khi bạn đã ghi chép đầy đủ lại thành một bản gốc những mảng công việc và thế mạnh của mình.

Tôi thường chỉ liệt kê trong CV một nửa những gì mà tôi thực sự trải nghiệm. Bằng cách này, nếu tôi đang ứng tuyển vào vị trí làm về kỹ thuật, hoặc một vị trí yêu cầu cao hơn, thì tôi cũng đã có sẵn ý tưởng để viết trong bản CV cho vị trí đó. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn đang ứng tuyển vào những công việc liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau.

*Sơ lược về tác giả:

Katie Simon khởi nghiệp kinh doanh từ khi 14 tuổi, và bắt đầu viết văn ngay từ khi cô có thể cầm bút. Cô là người sáng lập và là chuyên viên tư vấn trưởng của More Money For Me, nơi cô cùng với “thế hệ 8X-9X” (những người sinh vào 1980-2000) biên soạn các bản lý lịch ấn tượng và xây dựng các buổi phỏng vấn cho những công việc trong mơ.

Cô có bằng cử nhân chuyên ngành xây dựng thương hiệu của Đại học New York, và cô cũng có nhiều bài chia sẻ đăng trên các trang web nổi tiếng như Refinery29, Health.com, Elite Daily và Huffington Post…

Theo Bussiness Insider
Minh Minh

Xem thêm: