Ai cũng khao khát có được một cuộc sống hạnh phúc. Có người dành cả đời, có người còn đánh đổi tiền tài để tìm kiếm, nhưng rốt cuộc cũng không thấy hạnh phúc ở đâu. Thật tiếc là bởi vì họ không biết rằng, để có một cuộc sống hạnh phúc thì chỉ cần làm được 4 điều giản dị này.

hạnh phúc
Cuộc đời quá nhiều tham muốn và ân hận, hạnh phúc đơn giản nằm ở hai chữ “buông bỏ”! (Ảnh: Iryna Imago/ Shutterstock)

Cuộc sống sẽ luôn có những thăng trầm, nếu bạn quá quan tâm đến lãi lỗ, được mất, bạn sẽ luôn lo lắng về nó. Và nếu bạn quá vướng vào kết quả, thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ kiệt sức.

Đời người có quá nhiều đau khổ, chúng ta không cần phải lúc nào cũng bị mắc kẹt trong những rắc rối ấy. Học cách coi nhẹ mọi thứ, có như vậy cuộc sống mới đáp ứng mong đợi của bạn. 

Người lạc quan sẽ thường nhắc nhở “suy nghĩ thoáng, xem nhẹ và sống một cuộc sống tự tại.” Chỉ cần xem nhẹ mọi thứ, bạn sẽ thấy rằng rắc rối trong cuộc sống chẳng là gì ngoài một hồi chuông báo động giả.

Vì vậy, chúng ta cần học cách buông bỏ ham muốn và vướng mắc. Để có được hạnh phúc như ý muốn, bạn hãy dành thời gian để ngẫm nghĩ về 4 điều này:

1. Buông bỏ tham muốn và oán giận, đời người mới có thể thản nhiên

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà những cám dỗ mỗi giây mỗi phút đều muốn mê hoặc con người, khiến con người si mê vào đó. Vì vậy mà trong lòng luôn luôn muốn nhiều hơn nữa, nhiều hơn nữa. Cái lòng tham cũng từ đó mà ra. Thế nhưng khi lòng tham này không được thỏa mãn, sân hận cũng theo đó hình thành. Con người cứ thế quẩn quanh trong vướng mắc và đau khổ. Ít ai biết rằng để hạnh phúc thì bản thân nên học cách tự hài lòng.

Nếu bạn luôn ham muốn quá nhiều, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống rất mệt mỏi. Nếu bạn luôn muốn nhiều hơn nữa, tất nhiên bạn sẽ thất vọng. Và nếu lòng lam trở nên quá mức, sớm muộn gì bạn cũng sẽ vướng vào đau khổ. 

Bởi lẽ bạn càng có nhiều, bạn lại càng muốn có thêm. Bạn càng ham muốn, bạn lại càng ít hài lòng. Do đó, chỉ có coi thường tất cả những được và mất, những ân oán hận thù, thì mới có thể sống một cuộc sống bình thản. 

2. Buông bỏ muộn phiền, cuộc sống sẽ ung dung

Sống trên đời, 10 phần thì có đến 9 phần là không vừa ý, sẽ luôn có nhiều điều khiến bạn không hài lòng. Nếu không thể buông bỏ, bạn sẽ rất mệt mỏi và nếu luôn bị vướng mắc, bạn sẽ càng gặp nhiều rắc rối hơn.

Một bà mẹ trẻ luôn tất bật với mọi thứ xung quanh công việc và con cái, nhưng cô vẫn phải dành rất nhiều thời gian cho việc nấu nướng và dọn dẹp. Nếu chồng cô nhíu mày về món ăn mà cô nấu, trong lòng cô liền dâng lên một cảm giác bất bình và oán giận chồng. Khi mà sự uất ức bị kìm nén và dồn tích thì cuộc sống của cô lại ngày càng trở nên đau khổ.

shutterstock 1748703338
Khi mà sự uất ức bị kìm nén và dồn tích thì cuộc sống của cô lại ngày càng trở nên đau khổ. (Ảnh: Dmytro Zinkevych/ Shutterstock)

Cho đến một ngày, câu chuyện về gia đình một người bạn đã làm cô cảm động. Cô quyết định để lòng mình lắng lại và suy nghĩ một cách cẩn thận về chồng mình. Cô nhận ra rằng không chỉ mình cô, mà anh cũng đã rất vất vả để lo cho gia đình, sau cái nhíu mày không hẳn là món ăn của cô không ngon, có thể nó là cả một chuỗi nhọc nhằn đã tích tụ từ trước. Trái tim cô lúc này trở nên dịu dàng hơn, thương anh hơn. Cuộc sống của cô vẫn vậy, vẫn tất bật và vất vả, nhưng cô đang làm mọi việc với tình yêu và sự cảm thông. Cô cảm thấy hạnh phúc vì điều đó.

Trên thực tế, nhiều khi kẻ thù lớn nhất trong đời không phải là người khác, mà là chính bản thân mình. Một người thực sự hạnh phúc không phải vì họ có nhiều hơn, mà vì họ nhìn và đối đãi với mọi thứ một cách nhẹ nhàng thoải mái. 

3. Buông bỏ cái tôi, đời người sẽ không còn rắc rối

Có người nói: “Con người sống trên đời này, thể diện là rất quan trọng.” Quả đúng là như vậy, trong nhiều trường hợp, chúng ta luôn đánh mất rất nhiều thứ lẽ ra thuộc về mình chỉ vì cái gọi là thể diện.

Trên thực tế, trong rất nhiều trường hợp, thể diện của chúng ta giống như con dao hai lưỡi, nó có thể giúp bạn được là chính mình, nhưng nó cũng có thể khiến bạn rơi xuống vực sâu.

Ở đời, ai thì cũng ít nhiều nghĩ về cái “sĩ diện”, hoặc là phán đoán về những gì người khác nghĩ về mình, hoặc là đau khổ khi danh dự bị tổn thất.

Thời kỳ kinh tế sụt giảm vì đại dịch, cậu sinh viên ra trường đã vài năm nhưng không thể kiếm được việc làm như mong muốn. Nỗi sợ hãi khi cha mẹ lo lắng, bạn bè coi thường khiến cậu trở nên bất an và bế tắc. Sự tự ti cứ thế lớn dần cho đến khi cậu cảm thấy oán hận cuộc đời, khổ công ăn học cuối cùng số phận chẳng ra gì!

Cậu quyết định đi đến một nơi xa cho dịu bớt nỗi lòng. Có lẽ vùng núi cao mát mẻ với cảnh sắc thiên nhiên sẽ phù hợp với tâm trạng lúc này của mình. Vì vậy cậu quyết định lên đường. Thật bất ngờ những điều cậu trải nghiệm ở đây đã thay đổi cuộc đời cậu. 

Những em bé vùng cao mặt mũi nhem nhuốc, mới mấy tuổi đầu đã phải cùng cha mẹ lên cuốc rẫy hoặc địu em cho mẹ. Những bạn nhỏ vượt hàng cây số với nắm cơm trắng để đến trường… Tất cả những điều này đã khiến cậu phải ngẫm nghĩ. Hóa ra cuộc sống của cậu còn hạnh phúc hơn bao nhiêu người khác.

Trở về sau chuyến đi, cậu quyết định vứt bỏ cái sĩ diện luôn đeo bám và xông xáo bắt đầu công việc mới ở một nhà hàng. Công việc bồi bàn không ít vất vả khi phải đi lại nhiều, lắm lúc bị coi thường và mắng mỏ nhưng lại phải luôn tỏ ra vui vẻ, còn phải hiểu tâm lý thực khách, phải sắp xếp món ăn sao cho khách hài lòng… Thật không ngờ những bài học đó đã tôi luyện nên một người đàn ông trưởng thành và dày dặn kinh nghiệm ở vị trí quản lý chuỗi nhà hàng sau này.

shutterstock 1028688274
Thật không ngờ những bài học đó đã tôi luyện nên một người đàn ông trưởng thành và dày dặn kinh nghiệm ở vị trí quản lý chuỗi nhà hàng sau này. (Ảnh: interstid/ Shutterstock)

Trên thực tế, “sĩ diện” chính xác là biểu hiện của cảm xúc. Một người có trưởng thành hay không thường phụ thuộc vào việc họ có thể cúi mặt xuống trên đường đời hay không.

“Cái tôi” là điểm yếu lớn nhất của một người. Một người càng quan tâm đến ý kiến ​​của người khác thì sẽ càng sống một cuộc đời mệt mỏi. Họ càng quan tâm đến thể diện, họ càng không thể bỏ qua, và cuộc sống của họ sẽ toàn là bế tắc. 

4. Buông bỏ quá khứ, đời người mới có thể tự tại

Đừng nhìn lại quá khứ và đừng để phần còn lại của cuộc đời trôi qua trong cái nuối tiếc đó. Chúng ta cần học cách bỏ qua, chỉ có buông bỏ được nỗi đau của quá khứ, chúng ta mới có thể sống một cuộc sống thảnh thơi và vô ưu. 

Bạn biết đấy: Chỉ khi coi thường mọi thứ, bạn mới có thể thoát khỏi nỗi đau. Quá khứ là hư ảo, ký ức là một đi không trở lại.

Đối với quá khứ, chúng ta không thể thay đổi nó, chỉ có lựa chọn buông bỏ, mới có thể thoải mái sống. Học cách quên đi quá khứ thì cuộc sống mới có thể tự do và dễ dàng.

Nếu muốn sống theo cách mình muốn thì cần học cách buông bỏ những muộn phiền và ám ảnh nội tâm, để có thể tiến về phía trước tốt đẹp hơn. Chính vì vậy, chỉ có buông bỏ thì lòng mới thanh thản, và cuộc đời sẽ ngày càng viên mãn.

Tuyết Liên

  • Mời xem video: Gia đình có 4 “bảo vật” này, không hưng vượng cũng phú quý