Ở Mỹ có một nhân viên rửa chén 60 tuổi bị sắp xếp làm việc vào ngày Chủ nhật, bà phản đối, kháng nghị nhiều lần nhưng không có kết quả, thậm chí cuối cùng còn bị sa thải. Bà tức giận và tố cáo chủ khách sạn vi phạm luật liên bang. Sau đó, bồi thẩm đoàn phán quyết bà thắng kiện, khách sạn bị “phạt cảnh cáo” 21,5 triệu đô la.

Theo tờ “Sky News”, bà Jean Marie Pierre (60 tuổi) theo đạo Cơ Đốc ở Mỹ làm công việc rửa chén tại khách sạn Conrad Miami trên 10 năm kể từ năm 2006. Vì theo đạo nên từ khi vào làm việc, bà đã nói rõ rằng mình không thể làm việc vào ngày Chủ Nhật và người quản lý cũng tuân thủ yêu cầu của luật Liên bang, sắp xếp thời gian làm việc hợp lý tùy theo tín ngưỡng của nhân viên.

Năm 2009, khách sạn đã sắp xếp cho bà làm việc vào ngày Chủ Nhật, khi đó bà Jean nói rằng mình sẽ thôi việc. Sau đó để giữ bà lại, khách sạn tiếp tục duy trì việc cho bà nghỉ vào ngày Chủ Nhật.

Nhưng bắt đầu từ cuối năm 2015, người quản lý lại một lần nữa không quan tâm đến nguyện vọng cá nhân của bà Jean và sắp xếp cho bà lịch làm việc vào ngày Chủ Nhật. Và sau 6 Chủ Nhật bà không làm việc, vào tháng 3/2016, bà bị khách sạn sa thải vì lý do “có hành vi không phù hợp, thờ ơ và vắng mặt không lý do” khiến bà cảm thấy rất vô lý.

chen bat ban image
Bà Jean Marie Pierre làm công việc rửa chén tại khách sạn Conrad Miami trên 10 năm và bà đã bị sa thải khi không đồng ý đi làm vào ngày Chủ Nhật. (Ảnh: Shutterstock)

Theo bài báo, khách sạn Conrad Miami đã vi phạm “Đạo luật Dân quyền năm 1964” nên bị tòa quyết định phải bồi thường 21,5 triệu đô la cho bà Jean. Dù vậy, 21,2 triệu đô la trong số đó là khoản bồi thường chỉ mang tính “nghiêm phạt”, cảnh cáo doanh nghiệp cần phải tôn trọng tín ngưỡng của nhân viên, bởi vì mức phạt của tòa án liên bang chỉ giới hạn tối đa 300.000 đô la.

Vì vậy, số tiền thực tế mà bà Jean Marie Pierre nhận được là 300.000 đô la tiền phạt, cộng thêm 500.000 đô la bồi thường cho tổn hại về tinh thần và 35.000 đô la tổn thất về lương, sau khi khấu trừ các chi phí pháp lý liên quan, bà sẽ nhận được khoảng nửa triệu đô.

Luật sư của bà Jean, ông Marc Brumer bày tỏ rằng bà Jean không kiện công ty chỉ vì tiền. Ông nhấn mạnh rằng: bà Jean đã làm việc ở khách sạn nhiều năm, để sắp xếp cho bà không làm việc vào Chủ Nhật hẳn không phải là điều quá khó, nhưng cuối cùng lại bị sa thải bà vì mượn cớ là bà không hoàn thành nhiệm vụ.

Khách sạn cảm thấy rất thất vọng với kết quả phán quyết này và dự tính sẽ đệ đơn kháng cáo. Luật sư của bà Jean thì cho biết: điều mà bà Jean quan tâm không phải là tiền, mà bà hy vọng dùng cách này để lên tiếng với các doanh nghiệp khác để bảo vệ quyền lợi của nhân viên.

Minh Ngọc

Xem thêm: