Nếu bạn muốn trở thành người một người tuyệt vời và dễ thương trong mắt mọi người ở nơi làm việc, thì hãy bỏ túi ngay 6 kỹ năng giao tiếp công sở này nhé.

shutterstock 1937300755
(Ảnh: Ground Picture/ Shutterstock)

1. Lắng nghe cẩn thận, không ngắt lời

Điều quan trọng nhất trong giao tiếp không phải là diễn đạt hay hùng biện, mà chính là lắng nghe. Thử tưởng tượng, khi bạn đang nói chuyện, nếu đối phương có thể chăm chú lắng nghe và đưa ra phản hồi phù hợp, bạn cũng sẽ cảm thấy mình được tôn trọng, phải không? Vì vậy, khi đối phương nói, bạn hãy lắng nghe cẩn thận, như vậy họ mới cảm thấy được sự thấu hiểu, từ đó thiện cảm của họ đối với bạn tự nhiên sẽ tăng lên đáng kể.

2. Hãy cụ thể hơn trong lời khen 

Ai cũng thích được khen ngợi, nhưng lời khen “cụ thể” sẽ dễ hiểu và dễ chấp nhận hơn lời khen “trừu tượng”.

Ví dụ, nếu dự án của đồng nghiệp A làm rất tốt, thì bạn đừng chỉ nói: “Viết rất hay!” hoặc “Thật là lợi hại!” Mà bạn nên nói rằng: “Nội dung rất có tính sáng tạo, hơn nữa suy luận cũng rất rõ ràng! Thật là lợi hại!” Lời khen cụ thể này có thể khiến mọi người cảm nhận được sự chân thành chứ không phải là những lời xã giao hời hợt.

Lời khen cụ thể chứng tỏ bạn đã hiểu rất rõ, rất coi trọng ưu điểm cũng như thành tích của đối phương, để đối phương cảm nhận được sự chân thành, tốt bụng và đáng tin cậy của bạn. 

Chẳng hạn đồng nghiệp của bạn hôm nay mặc một chiếc váy mới trông rất xinh đẹp, nếu bạn chỉ nói “hôm nay bạn thật đẹp!”, rõ ràng hiệu quả sẽ kém hơn so với “chiếc váy này rất đẹp, nhất là rất hợp với khí chất của bạn!” Hơn nữa bạn có để ý rằng cuộc đối thoại giữa hai bên sẽ được mở ra ngay lập tức thông qua câu nói này không?

Do đó, khi chúng ta khen ngợi người khác, thì hãy nhắm vào một điều cụ thể. Những lời khen mà chúng ta thường nghe trong các tình huống xã giao như “hôm nay bạn thật xinh đẹp!”, “trông bạn thật ổn!”, thật ra nó rất mơ hồ và chung chung, điều này sẽ khiến giá trị lời khen của bạn giảm đi rất nhiều.

shutterstock 2131408979 1
(Ảnh: PaeGAG/ Shutterstock)

2. Đừng ngại làm phiền mọi người

Nhiều người có thể nghĩ rằng việc gây rắc rối cho người khác là có hại và vô ích, vì vậy họ tự ôm lấy mọi việc. Nhưng trong nhiều nghiên cứu tâm lý cho thấy mọi người thích kết bạn với những người mà họ hay tương tác thường xuyên hơn. Do đó hãy tạo ra nhiều cơ hội để đến gần đối phương, đối phương càng hiểu bạn và dành nhiều sự ưu ái dành cho bạn thì chắc chắn mọi việc của bạn cũng sẽ trở nên suôn sẻ hơn.

Tuy nhiên, hãy ghi nhớ hai điểm quan trọng khi tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác:

– Không gây rắc rối cho đối phương bằng những việc bạn có thể làm dễ dàng.

“Bánh ít trao đi, bánh quy trao lại” nhất định sau khi nhận được giúp đỡ thì hãy tìm cách hồi báo lại họ.

3. Nắm bắt “thời cơ”

Làm đúng việc đúng lúc, nắm bắt thời cơ có thể giúp bạn chỉ cần nỗ lực một nửa nhưng sẽ đạt được kết quả gấp đôi. Ví dụ, khi mọi người đều bận rộn với công việc của mình, ngay cả khi bạn có điều gì đó cần trao đổi hoặc cần sự giúp đỡ của ai đó, thì bạn cũng nên đợi cho đến khi họ rảnh việc hoặc khi bạn thuận tiện để nói chuyện về nó. Khi đó, họ sẽ có nhiều thời gian, sẽ kiên nhẫn và bớt thô lỗ hơn. Còn nếu như bạn không quan tâm đến cảm xúc của người khác, chiếm dụng thời gian làm việc của họ thì rất dễ khiến đối phương khó chịu.

shutterstock 10864918071
(Ảnh: fizkes/ Shutterstock)

5. Khéo léo khi trao đổi công việc với cấp trên

Ở nơi làm việc, nhiều người có thể gặp phải tình huống, rằng cấp trên có thể nói: “Không hiểu thì cứ hỏi”, nhưng kết quả là sau khi hỏi một chút liền bị mắng té tát.

Khi xin ý kiến ​​chỉ đạo của cấp trên, tốt nhất không nên trực tiếp hỏi “tôi nên làm gì?”  bạn có thể vận dụng trí não của mình trước, tự mình phân tích, tìm ra giải pháp, sau đó bạn có thể nói: “Tình hình hiện tại là như thế này, làm thế nào tôi có thể giải quyết nó…”, như thế vừa giúp bạn giải tỏa được sự lo lắng, vừa giúp cấp trên có thể thấy được năng lực của bạn và trở thành cấp dưới đáng tin cậy trong lòng họ.

6. Biết cách từ chối

Nhiều người không biết cách từ chối người khác và trở thành cái gọi là “những đồng nghiệp tốt bụng”. Nhưng cuối cùng, bạn không những không nhận được sự tôn trọng và biết ơn từ đối phương mà nếu một ngày nào đó bạn ngừng giúp đỡ, họ thậm chí có thể nổi giận.

Từ chối người khác là một ranh giới xây dựng mối quan hệ cho phép mọi người biết phải làm gì với bạn. Để duy trì một mối quan hệ lành mạnh và lâu dài, hãy thiết lập một phạm vi tương tác rõ ràng và thoải mái.

Tử Anh, Vision Times

  • Mời xem video: Đạo đức nghề nghiệp đưa con người đạt đến sự tôn nghiêm