Lạc đà được mệnh danh là “con thuyền trên sa mạc”, chúng có thể sinh tồn được trong sa mạc cũng như ở những môi trường nắng nóng gay gắt khắc nghiệt. Nhiều người nghĩ rằng bướu của loài lạc đà là được dùng để chứa một lượng nước lớn cần cho sự sống của chúng, thế nhưng liệu điều này có đúng hay không?

Lac da 3
(Ảnh: Vinnikava Viktoryia/Shutterstock)

Theo trang khoa học Live Science, bướu của lạc đà không dùng để chứa nước mà là chứa mỡ, điều này giúp chúng sinh tồn được trong mùa khô hạn thiếu nước và thức ăn.

Theo chuyên gia chăm sóc động vật ở vườn bách thú San Diego thuộc bang California của Mỹ, ông Rick Schwartz cho biết, khi có đủ thức ăn, lạc đà sẽ hấp thụ đủ lượng calo và tích trữ vào bên trong bướu để ứng phó với những giai đoạn thiếu thức ăn.

Khi bướu được tích trữ đầy, chúng sẽ có thể sống trong khoảng 4-5 tháng mà không cần ăn. Khi sử dụng hết phần mỡ tích trữ, bướu của chúng sẽ xẹp xuống giống như những chiếc bong bóng bị xì hơi. Đến khi chúng ăn đủ thức ăn thì cái bướu mới căng trở lại.

lạc đà
(Ảnh: Lee Bernard/Shutterstock)

Ông Rick chia sẻ rằng lạc đà có hai loài lạc đà: lạc đà một bướu và lạc đà hai bướu. Lạc đà hai bướu sống ở khu vực phía Tây Trung Quốc và vùng Trung Á, chúng có hai cái bướu trên lưng; còn lạc đà một bướu là loài thường gặp hơn và chúng chỉ có một cái bướu duy nhất. Theo hiểu biết của ông Rick thì lạc đà hai bướu tuy có nhiều hơn một cái bướu nhưng cũng không giúp chúng sống được lâu hơn trong tình trạng không có thức ăn.

Ông còn đề cập đến một điều đặc biệt là loài lạc đà không có bướu ngay khi mới sinh ra. Chúng nhận lấy năng lượng cần để lớn lên từ lạc đà mẹ, chúng bắt đầu cai sữa khi được 4-6 tháng tuổi và cho đến 10 tháng hoặc 1 tuổi thì chúng mới mọc bướu.

lạc đà
(Ảnh: Pises Tungittipokai/Shutterstock)

Bởi vì loài lạc đà tích trữ chất béo bên trong bướu nên chúng cần dùng cách khác để giải quyết vấn đề thiếu nước. Chúng có thể uống 114 lít nước trong một lần, sau đó chúng bài tiết phân khô để giữ nước, thận của chúng có thể loại bỏ các chất độc ra khỏi nước một cách hiệu quả để tái sử dụng nước và chúng cũng có thể hút ẩm từ không khí qua hơi thở.

Ông Rick cho hay, lạc đà có khả năng xử lý tình trạng thiếu nước rất đáng kinh ngạc, đây chính là lý do vì sao chúng ta hiểu lầm rằng lạc đà tích trữ nước bên trong bướu.

Minh Ngọc (Theo Epoch Times)

Xem thêm: