Quốc gia của mình có thể ngày càng lớn mạnh là nguyện vọng của mỗi một công dân. Nhưng như thế nào được coi là lớn mạnh? Tài nguyên phong phú, khắp nơi đều là các tòa nhà cao tầng, hay xã hội yên định?

Sự khác biệt về mức độ phát triển của các quốc gia không được quyết định bởi lịch sử dựng nước dài hay ngắn. Ấn Độ và Ai Cập là hai quốc gia có lịch sử lâu đời, nhưng tới bây giờ vẫn xếp vào danh sách các nước nghèo (ít nhất cũng chưa được gọi là nước giàu có). Ngược lại, Úc và New Zealand là 2 quốc gia mới được biết tới khoảng 150 năm trở lại đây, nhưng tới thời điểm này đều là những quốc gia giàu có.

Sự khác biệt về mức độ phát triển của các quốc gia không được quyết định bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản chính là một ví dụ điển hình.

Diện tích đất liền của Nhật rất nhỏ, 80% là vùng núi không thích hợp với việc canh tác cũng không thích hợp cho ngành chăn nuôi, nhưng Nhật lại trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Bởi vì Nhật đã biến cả quốc gia trở thành một nhà máy cực lớn, nhận nguyên liệu thô được vận chuyển từ khắp nơi trên thế giới, sau khi sản xuất ra các thành phẩm, sẽ xuất khẩu tới các nước khác, nên thu được nguồn lợi nhuận rất lớn.

Ngoài ra, Thụy Sĩ cũng là một quốc gia không có vùng biển, nhưng đội tàu biển của nước này lại là một trong những hạm đội lớn nhất trên thế giới. Thụy Sĩ không sản xuất ra hạt cacao, nhưng lại trở thành nơi có sôcôla ngon nhất thế giới. Diện tích của đất nước này không rộng lớn, 1 năm chỉ có 4 tháng có thể chăn thả và trồng trọt, những thời gian khác đều rơi vào mùa đông, lại có được những sản phẩm sữa tốt nhất châu Âu.

Thụy sĩ
Thụy Sĩ luôn nằm trong top các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. (Ảnh: karryon.com.au)

Thụy Sĩ và Nhật Bản đều giống nhau, không có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nhưng đây là những nước cung cấp và xuất khẩu dịch vụ, hơn nữa chất lượng của những dịch vụ này vượt xa tầm với của các quốc gia khác. Những sản phẩm mà các quốc gia nhỏ bé này bán ra hoàn toàn có thể tin tưởng về độ an toàn, chất lượng, là hình tượng tiêu biểu cho thái độ người dân làm việc nghiêm túc, có trật tự.

Người dân có thông minh hay không cũng không quyết định sự khác biệt giữa các quốc gia, học sinh của các nước nghèo khó chính là một ví dụ.

Người dân có thông minh hay không cũng không quyết định sự khác biệt giữa các quốc gia, học sinh của các nước nghèo khó chính là một ví dụ. Sau khi chuyển tới những quốc gia giàu có, những học sinh ở các nước nghèo cũng có thể đạt được thành tích xuất sắc.

Sự khác biệt về mức độ giàu có giữa các quốc gia phụ thuộc vào thái độ và đạo đức của công dân. Khi nghiên cứu về hành vi công dân của các quốc gia giàu có, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, phần lớn người dân đều tuân thủ theo các quy tắc sau: Xem đạo đức như một nguyên tắc cơ bản, tuân thủ trật tự, liêm khiết, giữ chữ tín, đúng giờ, có trách nhiệm, tích cực, tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền lợi của người khác, tận tâm tận lực với công việc, biết tiết kiệm và đầu tư.

Vậy còn cần những nguyên tắc khác đặt ra để quản lý người dân nữa không? Không cần thiết, có thể làm hết những điều này là đủ rồi. Có một số quốc gia không vì thiếu đi nguồn tài nguyên thiên nhiên mà nghèo, mà nguyên nhân dẫn tới nghèo đói lại chính là nằm ở việc người dân thiếu đi tinh thần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản để xã hội phát triển.

Các nước phát triển đều có đặc điểm này, nhưng TQ khó thực hiện được
Người Nhật nổi tiếng với “văn hóa xếp hàng”, trật tự, nghiêm túc, không gây ồn ào. (Ảnh: Internet)

Nhà kinh tế học người Trung Quốc Mao Vu Thức đã từng chia sẻ một ví dụ. Khi ông là một học giả thỉnh giảng tại Mỹ, đã từng quan sát những người xếp hàng trước cửa bưu điện. Ông phát hiện ra, những vị khách đang xếp hàng thường cách xa ít nhất 1 mét so với các khách hàng đang được phục vụ; một mặt là họ tránh đứng quá gần nhau gây cảm giác không thoải mái, mặt khác là tôn trọng không gian cá nhân riêng tư của người khác, tránh những hiềm nghi. Nếu có nhiều hơn một ô cửa phục vụ, mọi người cũng chỉ xếp thành một hàng, những người phía trước lần lượt theo thứ tự đi tới những ô cửa trống để giải quyết công việc, bảo đảm rằng những người tới trước sẽ được phục vụ trước. Sẽ không có ai phá vỡ quy tắc ngầm này.

Có thể thấy những điều lớn lao ngay từ những chuyện nhỏ nhặt. Từ hành xử, thái độ của người dân, có thể biết được dân tộc đó, đất nước đó nghèo nàn hay phát triển. 

Ông Mao Vu Thức đã từng nói điều rất sâu sắc rằng: “Trong một năm sống tại Mỹ, tôi từng giờ từng phút đều suy nghĩ, vì sao nước Mỹ có thể giàu có đến vậy? Mỹ có gì đáng để chúng ta học tập? Mọi nghiên cứu, quan sát đều nói với chúng ta rằng, công dân ở những quốc gia phát triển đều tuân thủ các nguyên tắc, bất luận là những nguyên tắc đó được pháp luật định ra, một chế độ đặt ra hay thậm chí là những nguyên tắc bất thành văn, những tập tục do xã hội đặt ra”.

Theo Secret China
Yến Nhi

Xem thêm: