Trứng, khoai tây, thịt bò, thịt lợn, cà chua… là những thực phẩm xuất hiện hàng ngày trong bữa cơm của chúng ta. Vì đã quá quen thuộc, đôi khi chúng ta sẽ chủ quan mắc lỗi chế biến sai cách khiến món ăn bổ dưỡng trở nên nguy hiểm.

Chế biến sai cách thực phẩm có thể gây ngộ độc
(Ảnh: Shutterstock)

1. Các loài có vỏ

Chế biến sai cách thực phẩm có thể gây ngộ độc
(Ảnh: Free-Photos từ Pixabay)

Ăn các loài động vật có vỏ như trai, hến, nghêu, sò, hàu có nguy cơ ngộ độc thực phẩm vì tảo là thức ăn của chúng. Tảo tạo ra nhiều độc tố và có thể tích tụ trong thịt động vật có vỏ. Khi chế biến các thực phẩm này, bạn cần nấu chín để loại bỏ vi khuẩn vibrio có thể gây ngộ độc, thậm chí tử vong. Để tránh hậu quả xấu, bạn nên nấu thực phẩm này ở 63 độ C và đun nóng lại ở 74 độ C.

2. Hạnh nhân

Chế biến sai cách thực phẩm có thể gây ngộ độc
(Ảnh: Free-Photos từ Pixabay)

Tác giả và nhà nghiên cứu người Mỹ Dan Buettner, một trong những người phát hiện ra khu vực Blue Zones, cũng phát hành một cuốn sách mang tên ‘Blue Zones Kitchen’ chứa đầy các công thức nấu ăn từ 5 vùng thuộc Blue Zones. Một điểm chung của những người sống tới 100 tuổi là thói quen ăn các loại hạt giàu dinh dưỡng. Bạn có rất nhiều sự lựa chọn: hạnh nhân, quả hồ trăn, quả óc chó, hạt lanh, hạt điều, hạt phỉ, đậu phộng… Tất cả các loại hạt đều chứa nhiều chất béo, chất xơ, kali, magiê và protein. Buettner nói rằng mỗi người nên đặt mục tiêu ăn hai nắm hạt mỗi ngày để có một cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh. Thế nhưng nếu bạn ăn hạnh nhân ở dạng thô (hạnh nhân đắng) thì có thể gây tử vong. Những hạt này chứa chất độc xyanua, 12 hạt hạnh nhân đắng có thể khiến cơ thể hấp thụ liều lượng xyanua đủ để giết chết một người trưởng thành.

3. Quả táo

quả-táo

Chúng ta thường gọt vỏ, bỏ hạt khi ăn táo nhưng cũng có những người chỉ rửa bằng nước muối rồi ăn cả quả. Ăn 1-2 hạt táo sẽ không giết chết bạn, nhưng ăn quá nhiều sẽ tạo ra hợp chất tạo ra xyanua (do hạt táo chứa amygdalin) gây trạng thái ngất xỉu, nôn mửa, suy thận, hôn mê và tử vong. Khi đi chợ, bạn chỉ nên chọn quả táo có kích thước vừa phải, lớn hơn quả bóng tennis một chút. Không nên chọn táo quá nhỏ hoặc quá to. Táo quá to có thể bị phun thuốc kích thích tăng trưởng, táo quá nhỏ thường chua hoặc chín ép.

4. Nấm

Chế biến sai cách thực phẩm có thể gây ngộ độc
(Ảnh: Meik Schmidt từ Pixabay)

Các loài nấm mới đang tiếp tục được phát hiện, với số lượng ước tính khoảng 800 loài mới được đăng ký hàng năm. Với các loại nấm ăn được, chúng rất tốt cho sức khỏe. Nhưng nếu bạn mua nhầm nấm độc thì sẽ bị nạp vào cơ thể các chất gây hại như orellanine, gyromitrin, alpha-amanitin. Nếu ăn phải nấm độc hoặc chưa nấu chín, bạn có thể chết vì suy gan. Trong số khoảng 100.000 loài nấm được biết đến trên toàn thế giới, khoảng 100 loài được cho là có độc đối với con người. Tuy nhiên, cho đến nay phần lớn việc ngộ độc nấm không gây tử vong, hầu hết các ca tử vong là do nấm Amanita phalloides.

5. Cà chua

cà chua, thực phẩm bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa bệnh tim mạch
(Ảnh: Shutterstock)

Thân và lá của cà chua tự sản xuất ra chất độc tomatine (C50H83NO21) để chống bệnh cho cây trái. Người ta hay nói không nên ăn khoai tây khi đã mọc mầm, bởi lúc đó thân và lá cây sẽ có độc, thì cà chua cũng tương tự. Ăn 1-2 lá nhỏ trong salad cà chua sẽ không gây hại, nhưng ăn với lượng lớn có thể gây nguy hiểm. Lá cà chua cũng chứa glycoalkaloid, hợp chất gây lo lắng, khó chịu dạ dày và chuột rút nghiêm trọng. Theo 1 tài liệu chưa kiểm chứng thì 450g lá cà chua có thể gây nguy hiểm cho người mẫn cảm với tomatine. Trái cà chua còn xanh có chứa một loại ancaloid độc tên là solanin, khi chín nó sẽ tự hết vì thế nên mua cà chua chín rồi chế biến ngay. Bạn không nên ăn cà chua xanh hoặc mua cà chua xanh về ủ chín rồi ăn cũng không được khuyến khích.

6. Khoai tây

Chế biến sai cách thực phẩm có thể gây ngộ độc
(Ảnh: Pixabay)

Khi vỏ khoai tây chuyển sang màu xanh thì bạn nên vứt đi, không nên tiếc của. Cho dù bạn gọt hết vỏ thì độc tố solanine trong khoai vẫn có khả năng làm bạn bị ngộ độc. Trong củ khoai, solanine có nhiều nhất ở vùng phía ngoài vỏ (có thể lên cao đến 100 mg solanine/100 gm). Bình thường thì hàm lượng thấp không đủ gây ngộ độc cho người ăn (trung bình 8mg solanine/100 gram khoai, mức ngộ độc là 20-25mg). Đối với người lớn, 300-400mg solanine có thể đe doạ tính mạng. Triệu chứng ngộ độc: đau bụng, ói mửa, nhức đầu, nở đồng tử, ảo giác, có thể tử vong.

7. Trứng

Chế biến sai cách thực phẩm có thể gây ngộ độc
Trứng rất bổ dưỡng nhưng nếu chế biến sai cách, có thể sẽ khiến bạn bị nhiễm khuẩn salmonella và e-coli (Ảnh: Stevepb/ Pixabay)

Món cơm trộn trứng sống của Nhật Bản chỉ được khuyên dùng ở Nhật Bản chứ không được phổ biến toàn cầu. Bởi vì trứng gà rất dễ bị nhiễm khuẩn salmonella và e-coli, nếu ăn vào bạn sẽ gặp các bệnh về đường tiêu hóa. Nếu không được xử lý nhiệt 100 độ, phần lòng đỏ trứng không chín, vẫn lỏng thì người ăn sẽ bị nhiễm khuẩn. Bản thân người Nhật ra nước ngoài sinh sống và làm việc cũng không ăn cơm trộn trứng. Họ chỉ yên tâm ăn món ăn ‘quốc hồn quốc túy’ này khi đang ở Nhật Bản. Để tránh bị bệnh, hãy nấu trứng cho đến khi lòng đỏ và lòng trắng chín kỹ. Bảo quản trứng của bạn ở nhiệt độ dưới 4,4 độ C và không nên ăn thực phẩm có trộn trứng sống.

Minh Minh

Xem thêm: