Đứng trước đại dịch, chúng ta nhìn được xa hơn, hiểu rõ hơn cả một đời người. Vì vậy, hãy trân quý những gì mình đang có và tìm lại những gì mình đã đánh mất. Nhân sinh như nước chảy, một đi là không thể trở lại. Hãy trân quý hiện tại, biết đủ là hạnh phúc.

Phú ông mắc bệnh nan y

Một phú ông giàu có phát hiện mình mắc bệnh nan y, biết mình không thể sống được bao lâu nữa nên ông rất đau buồn.

Sau đó, ông tìm đến một vị đại phu nổi tiếng ẩn cư đã lâu. Đại phu khám cho ông xong nói: “Căn bệnh này ngoài biện pháp này ra thì không thuốc nào có thể chữa trị. Ta có ba gói thuốc, con hãy làm theo chỉ dẫn trong từng gói, làm xong một gói thì lại mở gói kia”. 

Phú ông về nhà mở gói thuốc thứ nhất, bên trong viết: “Hãy đến bãi biển nằm mỗi lần 30 phút trong 21 ngày liên tiếp”

people coast man nature image
(Ảnh: pikrepo.com)

Phú ông nửa tin nửa ngờ nhưng vẫn làm theo. Kết quả mỗi lần, ông nằm ngoài bãi biển đến tận 2 giờ đồng hồ. Bởi vì ông rất bận, nên từ trước đến nay chưa từng được thoải mái như vậy, nghe tiếng gió, nghe tiếng sóng biển và các loại chim hót, khiến ông cảm thấy vô cùng thảnh thơi. 

Đến ngày thứ 22, phú ông tiếp tục mở gói thuốc thứ hai, bên trong gói thuốc viết: “Hãy tìm 5 con cá, tôm hoặc sò trên bờ biển và đem chúng thả lại xuống biển. Làm liên tục như vậy trong 21 ngày”.

Phú ông trong tâm đầy nghi hoặc, nhưng vẫn quyết định làm theo chỉ dẫn. Kết quả mỗi lần thả cá, tôm xuống biển, ông thấy cảm động một cách khó hiểu. 

Đến ngày thứ 43, ông mở gói thuốc cuối cùng, bên trong viết: “Hãy tìm một cái cành cây và viết lên bãi biển tất cả những chuyện bất mãn và oán hận”.

man walking beach image
(Ảnh: Joshua Earle/Unsplash)

Ông vừa viết xong không lâu thì sóng thuỷ triều dâng lên cuốn trôi hết tất cả chữ trên cát. Lúc này ông giật mình tỉnh ngộ mà cảm động khóc lớn. 

Về nhà, ông cảm thấy toàn thân vô cùng nhẹ nhàng, thoải mái, thậm chí cũng không sợ chết như trước nữa. 

Thì ra, con người luôn không hạnh phúc là vì chưa học được 3 điều: Nghỉ ngơi, phó xuất và buông bỏ.

Đứng trước đại nạn, chúng ta một lần nữa nhận thức sâu sắc hơn về dục vọng: Khi có cuộc sống ổn định thì truy cầu an nhàn, khi có cuộc sống an nhàn lại theo đuổi hưởng thụ vật chất xa xỉ. Bởi vì dục vọng là vô đáy, nên con người vĩnh viễn không bao giờ cảm thấy vui vẻ.

Tổng kết một đời

shutterstock 628766867 image
(Ảnh: Shutterstock)

Một ngày rất ngắn, ngắn tới nỗi chưa kịp ‘ôm trọn’ buổi sáng thì đã chạm tay tới hoàng hôn. 

Một năm rất ngắn, ngắn tới nỗi hoa mùa xuân chưa kịp đổi màu thì đã lâm thâm sương mùa thu. 

Một đời rất ngắn, ngắn tới mức chưa kịp hưởng thụ những năm tháng tươi đẹp của tuổi trẻ thì đã bước sang tuổi xế chiều. 

Nhân sinh vẫn trôi qua rất nhanh và lĩnh ngộ bao giờ cũng là muộn màng. Vì vậy, chúng ta nên học cách trân quý người thân, bạn bè, đồng nghiệp…và trân quý chính bản thân mình. Bởi vì một khi bỏ lỡ thì cũng không còn cơ hội để tương ngộ.

Sau 20 tuổi, nơi ‘đất khách quê người’ cũng như ‘quê hương’, đi tới đâu cũng có thể thích ứng.

Sau 30 tuổi, ‘đêm’ và ‘ngày’ là như nhau, vì mấy ngày không ngủ cũng không vấn đề gì.

Sau 40 tuổi, ‘học lực cao’ và ‘học lực thấp’ là như nhau. Bởi vì học lực thấp cũng có thể kiếm được nhiều tiền. 

Sau 50 tuổi, ‘đẹp’ và ‘xấu’ là như nhau. Bởi vì đẹp cũng xuất hiện nếp nhăn và tàn nhan.

Sau 60 tuổi, ‘quan to’ và ‘quan nhỏ’ là như nhau. Bởi vì nghỉ hưu rồi, nên địa vị là như nhau.

Sau 70 tuổi, ‘nhà to’ và ‘nhà nhỏ’ là như nhau. Bởi vì xương khớp thoái hóa khó đi lại, nên cũng chỉ muốn một căn phòng nhỏ đủ dùng.

Sau 80 tuổi, ‘tiền nhiều’ và ‘tiền ít’ là như nhau. Bởi vì có tiêu thì cũng không thể mua gì được nhiều.

Sau 90 tuổi, ‘nam’ và ‘nữ’ là như nhau. Bởi vì chỉ có kinh nghiệm và từng trải mới thu hút người khác chú ý.

Sau 100 tuổi, ‘nằm’ và ‘đứng’ là như nhau. Bởi vì đứng cũng không biết phải làm gì.

Ngọc Trân

RADIO: “Tinh thần quý tộc biến mất và ý thức lưu manh phát triển”

Xem thêm: