Một nữ phục vụ bàn tại thành phố Galveston ở Texas cảm thấy như mơ khi hai người lạ mà cô phục vụ bữa sáng đã trao chìa khóa tặng cô một chiếc xe hơi vào buối tối.

may man 2
Cô gái phục vụ bàn may mắn Adrianna Edwards. (Ảnh cắt từ video)

Cô gái may mắn đó chính là Adrianna Edwards, làm việc tại nhà hàng Denny’s, người cho biết cô phải đi bộ hơn 11 km để đến được chỗ làm.

“Tôi có nhiều chi phí phải trả“, Edwards giải thích. “Tôi cần phải ăn. Bạn phải làm những gì mình cần làm thôi.”

Cặp vợ chồng ở Galveston biết về câu chuyện của Edward vào bữa sáng ngày thứ Ba. Sau khi nghe nói cô gái đang dành dụm tiền mua xe, họ quyết định làm điều đó cho cô gái.

Cặp đôi, mong muốn được ẩn danh, đã đến một cửa hàng trên đường Broadway để mua chiếc Nissan Sentra 2011. Vài giờ sau, họ quay lại nhà hàng Denny’s và làm cô phục vụ ngạc nhiên.

“Con bé đã bật khóc, điều khiến tôi hạnh phúc là cô bé thật sự xúc động vì điều đó“, người phụ nữ mua xe chia sẻ.

Hai vợ chồng đã tặng xe cho cô phục vụ bàn mà không có bất kỳ ràng buộc gì, nhưng chỉ yêu cầu một điều duy nhất.

“Tôi đưa cho cô bé một mẩu giấy ghi chú nói rằng ‘Cô biết đang là dịp lễ Tạ ơn, nhưng cô muốn nói chúc mừng Giáng sinh’ và tôi hy vọng rằng một ngày nào đó cô bé cũng sẽ biết cho đi như vậy“, người phụ nữ nói.

Đó là một yêu cầu mà Edwards cho biết cô sẽ làm. Sau mọi chuyện, cô đã hiểu thật hạnh phúc biết bao khi nhận được hành động tốt bụng không mong đợi là như thế nào.

Thay vì phải đi bộ khoảng 5 tiếng để làm việc và về nhà như trước đây, bây giờ Edwards chỉ mất khoảng nửa giờ lái xe.

“Tôi cảm thấy như mình đang nằm mơ vậy. Cứ cách 2 tiếng, tôi lại nhìn ra cửa sổ để xem chiếc xe còn nằm ở đó không. Khi tôi thấy ai đó cần gì, nếu có thể tôi sẽ giúp đỡ họ và làm những gì có thể để gỡ rối cho họ,” cô chia sẻ.

“Pay it forward – Hãy cho đi” là điều duy nhất mà cặp đôi ở Texas yêu cầu Edwards. Đây cũng là trào lưu bắt nguồn từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Catherine. Nếu ai đó làm điều gì có ý nghĩa cho bạn và bạn không thể trả ơn họ, vậy thì hãy làm điều đó cho một người thứ ba khác. Ở Việt Nam chúng ta cũng thấy hành động “Pay it forward” này như việc đặt các giỏ đựng đồ hay kệ chứa có ghi chữ “Ai thừa thì cho, ai cần thì nhận”. Bạn còn biết hành động “Pay it forward” nào tại Việt Nam không, hãy chia sẻ với mọi người bên dưới bài viết nhé!

Minh Lan

Xem thêm: