Có một cậu bé người Mỹ tên là David, cậu được xem là đứa trẻ cô đơn nhất thế giới. Bởi vì chưa đầy 20 giây sau khi ra đời, cậu đã phải nằm trong một chiếc “túi nhựa”, kể cả sau này, trong suốt cuộc đời của cậu, đều phải cách biệt với thế giới bên ngoài. Gần 12 năm trời, trước lúc cậu qua đời, cha mẹ cậu mới được phép vuốt ve con mình.

David sinh vào tháng 9/1971. Trước khi cậu chào đời, cha mẹ của cậu được bác sĩ thông báo rằng xác suất cậu bị suy giảm miễn dịch kết hợp trầm trọng là 50%, anh trai của cậu cũng đã qua đời vì căn bệnh này. Chưa đầy 20 giây sau khi được sinh ra, David đã phải nằm trong lồng kính, bác sĩ cần phải kiểm tra xem có phải cậu đã bị di truyền căn bệnh bẩm sinh này hay không.

Kết quả kiểm tra là có. Thật không may, David không có hệ miễn dịch bẩm sinh. Nói cách khác, chỉ cần một con virus, vi khuẩn nhỏ cũng sẽ khiến bệnh cậu trở nặng, thậm chí tước đoạt cả mạng sống.

Cha mẹ David chưa từng có cơ hội được ôm cậu vào lòng, cậu phải sống trong một cái máy trị liệu trông giống như một cái túi nhựa. Hơn nữa, cậu phải chịu đựng suốt 12 năm, trong một môi trường chỉ vỏn vẹn có mấy mét vuông, điều này thật khó có thể tưởng tượng nổi.

Sau này với sự tiến bộ vượt trội của y học, bác sĩ nói với cha mẹ của David rằng phẫu thuật ghép tủy có khả năng giải quyết được tình trạng này. Nhưng trong quá trình ghép, tủy của cha mẹ không khớp, tủy của chị gái tuy có hy vọng cao hơn, nhưng bác sĩ lại cho rằng không thể làm ca phẫu thuật này được, không dám mạo hiểm… Vì vậy, David lại phải tiếp tục chuỗi ngày sống trong “cái túi nhựa”.

Trong “cái túi nhựa” này, cả máy nén khí và thiết bị diệt khuẩn cứ réo inh ỏi, với một âm thanh lớn như vậy làm David khó có thể nghe được người bên ngoài đang nói gì, ngoài ra những vật dụng muốn đưa vào “cái túi nhựa” cũng phải trải qua quá trình khử trùng nghiêm ngặt. Cậu bé không thể tiếp xúc trực tiếp với bất kỳ ai.

David dần lớn lên, cậu ấy bắt đầu nghi ngờ về tương lai của mình, lúc 9 tuổi, cậu vô cùng muốn biết rằng liệu mình có thể thoát khỏi cái bọc này để sống một cuộc sống như người bình thường không.

Cục Hàng không Vũ trụ Mỹ biết được sự tình, đặc biệt thiết kế cho cậu một bộ đồ du hành vũ trụ đã được tiệt trùng, lần đầu tiên trong cuộc đời David được tháo bỏ “cái túi nhựa”, chạy nhảy vui đùa.

Tuy nhiên, bởi vì mỗi lần chỉ mặc được 10 phút, hơn nữa bên ngoài lại tồn tại rất nhiều vi khuẩn, nên cậu cũng phải quay trở về chốn ban đầu – “cái túi nhựa”.

David không thể tới trường, vì thế cha mẹ mời gia sư đến dạy, đây là điều cậu cảm thấy vui nhất, vì được tiếp xúc với sự vật bên ngoài.

Cậu bé học trong “cái túi nhựa”, trong cái túi ấy thậm chí có cả một chiếc TV. Dĩ nhiên là muốn sử dụng hết được mọi món đồ, cần phải thông quá quá trình diệt khuẩn đặc biệt.

Mẹ David thổ lộ, khi cậu nhóc còn nhỏ, cậu không bao giờ hỏi rằng tại sao mình lại phải sinh sống trong “cái túi nhựa” như thế này. Sau này cậu nhìn thấy những bạn khác chạy xe, té ngã…

“Tôi có thể cảm nhận được nỗi đau của thằng bé”, mẹ David nói.

Cuối cùng, một đoàn gồm những nhà khoa học đến từ Boston tuyên bố, họ đã nghiên cứu ra một phương pháp có thể làm cho những loại tủy không hợp được ghép với nhau thành công.

Năm 1984, David lúc ấy 12 tuổi đã tiếp nhận cuộc phẫu thuật ghép tủy. Người hiến tủy chính là chị của cậu bé. Nhưng sau khi cuộc đại phẫu kết thúc khoảng vài ngày, David bắt đầu sốt và nôn ói. Lúc ấy, David phải sinh hoạt trong “cái túi nhựa”, bác sĩ gặp khó khăn trong khi điều trị cho cậu.

Các chuyên gia đã làm phẫu thuật cho David, kết quả rất thành công, làm cho ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm. Nhưng chưa đến 1 tháng, toàn thân cậu bé chuyển biến xấu, không lâu sau cậu qua đời, về với một thế giới khác.

Trước khi cậu mất, dưới sự cho phép của bác sĩ, cha mẹ cậu lần đầu tiên được tận tay vuốt ve con trai, David được mọi người đặt cho biệt danh “Cậu bé cô đơn nhất thế giới”, đến lúc ra đi cũng không còn cơ hội cảm nhận được cái ôm của cha mẹ là như thế nào.

Yến Nhi

Xem thêm: