Tiến sĩ Sri Ganapathy Sachchidananda Swamiji không phải là một nhà sưu tập chim có thú vui tước đoạt đi tự do của các chú chim quý, mà ông chỉ đơn giản là một người thiện lương, có tâm nguyện muốn cứu các loài chim đang bị đe dọa, bị thương, và bị bỏ rơi trên khắp thế giới để chúng có thể được sống… chính vì vậy mà ông được mệnh danh là “Vua Chim”.

vua chim
Ông Swamiji với chứng nhận Kỷ lục Guiness với chuồng chim có nhiều loài chim nhất: 468 loài. (Ảnh: SGS Birds/Facebook)

Ông Swamiji, sáng lập viên của tu viện Avadhoota Datta Peetham, sinh sống ở Mysuru (Ấn Độ) cho hay không rõ từ bao giờ ông đã say mê các loài chim. Ông sinh ra và lớn lên ở bìa rừng Mekedattu, bên bờ sông Cauvery, ngay từ thuở nhỏ ông đã dành phần lớn thời gian để ngắm nghía và quan sát nhiều loài chim đến trú ẩn trên những cây cối xung quanh nhà của ông.

Nhưng điều đáng nói là sau vụ tai nạn năm 2011, ông Swamiji đột nhiên chiêm nghiệm ra mục đích sống của ông là cần cứu giúp các loài chim, nhất là những loài chim đang đứng trước nguy hiểm và bị bỏ rơi, cứu càng nhiều càng tốt, bởi vậy ông đã xây dựng khu vườn chim rộng 21 mẫu Anh (~8,5 hecta) trong khu rừng Mysuru.

Gần đây, Tiến sĩ Ganapathy Sachchidananda Swamiji được ghi vào Sách Kỷ lục Guiness bởi đã nuôi dưỡng và cưu mang nhiều loài chim trong nhà nhất với 468 loài.

vua chim
Ông Swamiji bên các chú vẹt dễ thương. (Ảnh: SGS Birds/Facebook)

Sáu năm trước, khi ông Swami đang đến tham quan thác Angel ở Venezuela, ông đã trượt chân rơi xuống từ độ cao hơn 30 mét, và bị hôn mê. Khi tỉnh lại, ông thấy hàng trăm chú chim rừng Amazon vây quanh mình, và vẻ đẹp của chúng khiến ông chấn động, ngay lúc đó ông nảy sinh ý định sẽ xây dựng một trung tâm phục hồi chức năng để điều trị cho những chú chim bị thương và những chú chim đang gặp nguy hiểm.

vua chim
(Ảnh: SGS Birds/Facebook)

Ngay khi vừa trở về Ấn Độ, ông đã bắt tay vào làm một chuồng chim trên đất đai trong khu vườn thuộc tu viện (ashram) của mình, cùng một bệnh viện thú y, trung tâm phục hồi chức năng và hàng chục chuồng chim riêng biệt trong khu rừng Mysuru.

Các công trình của ông được thiết kế với sự hỗ trợ kỹ thuật của Công viên Chim Jurong của Singapore. Khu nuôi chim Shuka Vana đã chính thức mở cửa năm 2012, và nhanh chóng trở thành điểm nóng dành cho các chuyên gia và những người chơi chim.

Shuka Vana aviary9
(Ảnh: SGS Birds/Facebook)

Tính đến thời điểm hiện tại, Shuka Vana đã là nơi nương náu của hơn 1.500 chú chim thuộc 468 loài đến từ khắp nơi trên thế giới. Trong số chúng có nhiều loài vẹt. Trong đó có những loài vẹt có màu sắc sống động và sặc sỡ như vẹt đuôi dài, vẹt mào, vẹt Caique, vẹt lorikeets và chim uyên ương Châu Phi – những loài cực kỳ quý hiếm và nguy cơ tuyệt chủng cao.

(Ảnh: SGS Birds/Facebook)
(Ảnh: SGS Birds/Facebook)

Tiến sỹ Sri Ganapathy Sachchidananda Swamiji cùng hơn 50 cộng sự dành phần lớn thời gian trong ngày cho chăm sóc các chú chim, từ việc cho ăn, điều trị thương tích, thậm chí là huấn luyện để chim có thể tương tác tốt hơn với khách tham quan.

Vua chim
(Ảnh: SGS Birds/Facebook)

Ngoài các loài chim đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, Shka Vana cũng là thiên đường cho những chú chim bị thương tật và bị bỏ rơi. Ở đây, chúng được chăm sóc và dần dần hồi phục chức năng, hoặc đơn giản là sẽ cung cấp cho các chú chim một nơi trú ngụ nếu chủ nhân của chúng không muốn nuôi chúng nữa.

Shuka Vana aviary2
(Ảnh: SGS Birds/Facebook)

Video về ông Swamiji và trung tâm phục hồi chức năng cho các chú chim của ông:

Ông Sri Swamiji tin rằng những chú chim chính là nhân tố sống còn ảnh hưởng tới sự tồn vong của con người, và ông thường kêu gọi chấm dứt nạn phá rừng và đối đãi với các loài chim tốt hơn.

Shuka Vana aviary7
(Ảnh: SGS Birds/Facebook)

Tiến sỹ Sri Ganapathy Sachchidananda Swamiji chia sẻ: “Khi chúng ta thấy ai đó cười với mình, ngay lập tức chúng ta sẽ đáp lại bằng một nụ cười, vì khi đó chúng ta cảm thụ và nhận biết được bởi chúng ta là cùng giống loài dù có thể không cùng ngôn ngữ, văn hóa, hay sắc tộc. Nhưng chúng ta lại không làm điều tương tự với động vật, loài chim, bò sát, hay côn trùng”.

“Vậy mà một chú vẹt lại luôn tiếp nhận và đáp lại tất cả những gì mà thế giới xung quanh biểu đạt đến nó một cách tự nhiên, không phân biệt giống loài. Nó cảm thông với tất cả những gì mà nó tiếp xúc tới, và đáp lại bằng cách cố gắng nhại cho giống tiếng của đối phương”.

Qua câu chuyện này chắc hẳn nhiều người trong chúng ta sẽ giật mình nhìn lại lối sống của con người trong xã hội ngày nay. Thờ ơ, lãnh đạm trước bất hạnh và nỗi đau của người khác đã trở thành một “căn bệnh” lây lan đến mức đáng sợ. Nó khiến con người đánh mất lương tâm, và phẩm chất đạo đức.

Cuộc sống rất ngắn ngủi, bởi vậy mỗi chúng ta cần phải sống theo đúng chuẩn mực đạo đức, biết đồng cảm, biết yêu thương những người xung quanh. Đó sẽ là “liều thuốc” để trừ triệt để căn bệnh vô cảm này.

Theo Oddity Central
Minh Minh

Xem thêm: