Với mái tóc xù, quần jean và giày thể thao, anh ấy trông như một nhân viên bình thường. Nhưng anh Dan Price là một CEO tài ba của công ty Gravity Payments, sự hiện diện của anh đã mang lại bức tranh về sự tử tế và cao thượng, có lẽ anh là ông chủ tốt nhất trên thế giới. 

khủng hoảng COVID-19
Dan Price là một CEO tài ba của công ty Gravity Payments, sự hiện diện của anh đã mang lại bức tranh về sự tử tế và cao thượng. (Ảnh: Wikimedia Commons)

COVID-19 đã buộc nhiều chủ doanh nghiệp phải suy nghĩ về cách họ làm việc đồng thời đối mặt với sự không chắc chắn về tương lai và nền kinh tế. Với những tiêu đề thảm khốc về việc các doanh nghiệp phải đóng cửa và thất nghiệp hàng loạt, làm thế nào các nhà lãnh đạo có thể tập trung vào việc giúp công ty của họ tồn tại mà không khuất phục trước căng thẳng và áp lực? Làm thế nào họ có thể giữ cho đội ngũ và nhân viên của mình luôn có động lực và khách hàng của họ cảm thấy được hỗ trợ khi không ai biết tương lai sẽ ra sao?

Anh Dan Price, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Gravity Payments, là động lực cho tồn tại của công ty qua cuộc khủng hoảng này mà không sa thải một nhân viên nào hoặc tăng giá cho khách hàng.

‘Gravity Payments’ là một công ty cung cấp dịch vụ xử lý thẻ tín dụng cho 12.000 doanh nghiệp nhỏ, cửa hàng và nhà hàng. Lần đầu tiên, khi anh Dan Price, người điều hành của công ty nhận ra sự khó khăn về tiền bạc của nhân viên khi nhìn thấy một cuốn sổ tay ghi lại tâm sự về hoàn cảnh của mình. Cô ấy đã phải đi làm ngoài giờ để kiếm thêm thu nhập. Sau khi trò chuyện với cô, anh Price mới nhận ra rằng anh chưa thật sự quan tâm tới nhân viên.

Theo The Guardian, vào tháng 4/2015, anh Dan Price thông báo sẽ trả cho tất cả nhân viên mức lương tối thiểu là 70.000 đô la (mức lương trung bình trước đây là 48.000 đô la), số tiền mà anh nghĩ là cần thiết để có một “cuộc sống bình thường”

Anh không làm điều này vì một chế độ phúc lợi doanh nghiệp nào đó thúc đẩy, mà bởi anh mong muốn một sự đồng cảm. Anh đã đưa ra một quyết định tuyệt vời, anh cắt giảm mức lương 1,1 triệu đô la của mình xuống 70.000 đô la để trả thêm cho nhân viên.

Sau quyết định của anh, một số người đã ca ngợi anh là người hùng, nhưng bên cạnh đó, anh cũng vấp phải những dự đoán về sự phá sản từ những người không đồng tình. Nhưng may mắn rằng điều đó đã không xảy ra. Thay vào đó, công ty của anh lại đang phát triển rất mạnh.

Trở thành một CEO ‘có thu nhập thấp nhất’

Trong thế giới của những CEO đầy áp lực, hành động của anh Price đã khiến bản thân trở thành một CEO có mức lương thấp nhất. Để trả các hóa đơn của chính mình, anh đã thu hẹp cuộc sống, bán đi căn nhà thứ hai và sử dụng cả tiền tiết kiệm để chi tiêu.

Theo viện chính sách kinh tế, giám đốc điều hành JP Morgan Chase, Jamie, Dimon, có gói trả là 27,7 triệu đô la vào năm 2014. Và các giám đốc điều hành hầu như đều kiếm được nhiều hơn 320 lần so với công nhân Mỹ bình thường và gấp 20 lần vào năm 1965. Ở Anh, 100 giám đốc FTSE hàng đầu kiếm được gấp 183 lần so với lao động bình thường.

Andrew Hafenbrack, trợ lý giáo sư về Quản lý & Tổ chức tại Trường Kinh doanh Foster, Đại học Washington ở Seattle, nói: “Quyết định này ngược lại với những gì mọi người từng nghĩ và thường thấy về các tập đoàn và công ty”.

Từ bỏ 1,1 triệu đô để thu lại ‘món hời lớn’

Một số chuyên gia tài chính nhận định hành động của anh là một rủi ro lớn, nó có thể dẫn đến phá sản. Nhưng anh Dan Price cho rằng: “Việc trả lương ở mức trung bình cho nhân viên hay bản thân anh được nhận nhiều hơn không phải là cách duy nhất để một công ty thành công và có lãi.”

Anh Price nói những lợi nhuận của công ty tăng một phần lớn là vì khoản tiền lương lớn hơn khiến nhân viên trở nên trung thành và nỗ lực.

“Tỷ lệ doanh thu của chúng tôi đã giảm một nửa, nhưng khi có nhân viên ở lại lâu hơn gấp đôi, những kiến ​​thức và kỹ năng của họ đã khiến thu nhập của chúng tôi tăng vọt theo thời gian, đó thực sự là kết quả của việc họ được tăng lương chứ không phải từ số lương 1,1 triệu đô la của tôi. Các nhân viên đã làm nhiều việc cho tôi nhiều hơn những gì tôi có thể làm cho họ”

“Tôi rất vui vì cuộc sống của mọi người đang tốt lên, họ xứng đáng được hưởng điều đó. Đối với tôi, tôi muốn đây là một ngôi nhà nghỉ dưỡng ở Palm Springs hoặc Hamptons. Tôi đảm bảo rằng sự hy sinh trước mắt này sẽ được đền đáp.” Anh vui vẻ nói.

Anh Price là một CEO rất tâm lý và tuyệt vời. Anh thích coi nhân viên của mình là đối tác. Giống như nhiều công ty công nghệ khác, nhân viên được nghỉ có lương không giới hạn và các cuộc họp là tùy chọn. Anh tin rằng điều này mang lại cho họ quyền tự chủ để đạt được kết quả tốt nhất trong công việc và cuộc sống.

Vào tháng 3/2020, khi đại dịch COVID-19 bùng phát, công ty đã bị ảnh hưởng rất lớn, mất 55% hoạt động kinh doanh. Tại thời điểm đó, anh Price nghĩ rằng công ty Gravity chỉ có thể cầm cự thêm 4 tháng nữa là thất bại, nhưng nó đã phục hồi sau khi nhân viên của công ty tình nguyện nhận lương ít hơn và làm việc nhiều hơn.

Một trong số những nhân viên tình nguyện là chị Carrie Chen và anh Alex Franklin.

Chị Carrie Chen đã giảm lương xuống còn 40.000 đô la, và anh Franklin cũng chỉ nhận khoảng 60% lương.

Vì vậy, lương của cặp vợ chồng này trở lại như trước, nhưng sau đó công ty đã hoàn trả cho họ số tiền lương mà họ đã tự nguyện từ bỏ.

Cặp đôi Chen và Franklin nói rằng chính sách của anh Price đã giúp họ có thể bắt đầu và đủ tiền để có một gia đình hạnh phúc khi họ vừa có một đứa con.

“Chúng tôi đang đi đúng hướng cho giấc mơ Mỹ, chúng tôi có một bé trai kháu khỉnh, một ngôi nhà tuyệt vời, một cuộc sống tươi đẹp. Chúng tôi không chỉ sống mà còn có thể phát triển” chị Chen nói.

Để trả ơn cho những hy sinh của anh Price và cho những ước mơ mà anh ấy đã thành hiện thực, các nhân viên đã quyết định bỏ tiền túi ra mua cho anh một chiếc xe hơi. Một cử chỉ có ý nghĩa rất lớn đối với bản thân anh.

Có lẽ nhiều người nghĩ rằng trong xã hội khắc nghiệt này, khi ai đó cho đi một thứ gì đồng nghĩa với việc họ phải nhận về những giá trị tương xứng. Đặc biệt là ở các công ty doanh nghiệp. Nhưng với tấm lòng cao thượng nghĩ cho nhân viên của mình, CEO Price đã nhận lại nhiều hơn về cả vật chất và tinh thần sau những hy sinh của anh. 

Quản lý không nhất định là dùng quyền lực và những chính sách cứng nhắc, khi chúng ta tương tác với nhau bằng trái tim, chúng ta sẽ nhận lại được nhiều hơn như thế. 

Trúc Nhi (t/h)