Tiếng hàng xóm nhà bên mắng con truyền thẳng vào tai tôi dù qua lớp bê tông cốt thép. Tôi cảm thấy rất khó chịu khi nửa đêm bị đánh thức. Ban đầu, tôi cứ nghĩ rằng nhà bên cãi nhau gì mà kịch liệt đến thế. Sau đó nghe kỹ thì còn có cả tiếng trẻ con khóc và xin lỗi: Thưa mẹ, con sai rồi, con không dám nữa đâu ạ.

Khi âm thanh truyền từ nhà bên có vẻ như nhỏ lại, tôi vừa mới thiếp đi thì lại bị giọng nói the thé đánh thức dậy. Dù không nghe rõ là nói gì, nhưng rất rõ ràng là trận dạy con thô bạo này vẫn chưa dừng lại.

Tôi xoa xoa trái tim đang đập thình thịch của mình và nói với chồng: “Làm con của nhà họ thật đáng thương”. Chồng tôi suy nghĩ một lúc rồi nói: “Có khi là mẹ kế chăng”. Tôi biết rằng thật ra không phải là mẹ kế, có rất nhiều cha mẹ ruột cũng đối xử với con mình như vậy.

Sau khi làm cha mẹ, điều mọi người không muốn thấy nhất chính là trẻ con bị la mắng. Có rất nhiều chuyên gia về trẻ nhỏ khuyên rằng đừng la mắng trẻ, thế nhưng rốt cuộc thì việc dùng “ngôn ngữ bạo lực” đáng sợ đến thế nào, khoa học cũng đã có một số nghiên cứu chứng minh.

mắng con
(Ảnh: shutterstock.com)

Những trẻ thường xuyên bị la mắng, não sẽ phát triển theo hướng tiêu cực

Một cuộc nghiên cứu của Trường đại học Harvard cho thấy việc trẻ thường xuyên bị la mắng sẽ khiến não của các bé “bị tổn thương”. Bạn phải biết rằng não của trẻ đang trong quá trình phát triển và rất nhạy cảm đối với ngôn ngữ đến từ bên ngoài, khả năng điều tiết của trẻ kém hơn người lớn rất nhiều.

Khi não của trẻ chịu kích thích từ những thông tin không tốt bên ngoài, để giảm áp lực, não phải tiến hành điều chỉnh trạng thái và thay đổi thành “chế độ cầu cứu”. Hãy thử nghĩ mà xem, một đứa trẻ luôn bị người lớn trách mắng, não của trẻ không ngừng phải điều chỉnh, cuối cùng sẽ phát triển thành kiểu não theo “chế độ cầu cứu” để thích nghi với hoàn cảnh. Sau đó, trẻ sẽ trở nên cẩn thận sợ sệt trong cuộc sống để tránh bị cha mẹ la mắng, tránh phạm lỗi.

Một người bạn học của tôi mới đây có tìm đến bác sĩ tâm lý. Công việc của cô ấy không thuận lợi, tình cảm cũng không như ý, cuối cùng kết luận nguyên nhân là do bản thân quá tự ti. Cô ấy nhớ lại và nói rằng từ nhỏ đã bị cha mẹ la mắng, chỉ cần làm gì không vừa ý mẹ thì mẹ của cô ấy sẽ chỉ vào đầu cô ấy và nói: “Sao lại ngu ngốc thế hả, thật là đần độn”.

Dần dần, cô ấy đồng tình với cách nói của cha mẹ, và trí nhớ bắt đầu suy giảm, luôn lo lắng phạm lỗi, khả năng phản ứng cũng trở nên chậm hơn, bởi vì nếu như phản ứng nhanh thì sẽ làm sai và sẽ lại bị trách mắng. Cảm xúc này đã khiến cô ấy ngày càng tự ti, cuối cùng đến giai đoạn phải chữa trị.

Thế nhưng bệnh về tâm lý có thật sự được chữa khỏi hay không?

mắng con
(Ảnh: shutterstock.com)

Trẻ bị la mắng hay bị đánh cũng đau như nhau

Giới khoa học đã phát hiện ra rằng phản ứng của não đối với nỗi đau về thể chất và tinh thần là như nhau. Ví dụ như khi một người nói rằng, đau lòng quá, buồn quá thì đau lòng ở đây thật ra tương đương với cảm giác đau cùng mức độ. Đây là phát hiện trong khi thí nghiệm của tiến sĩ Ethan Kross đến từ Đại học Michigan.

Nói một cách đơn giản, nỗi đau về thể chất và cảm xúc tiêu cực kích thích lên đại não là giống nhau. Trẻ bị la mắng và bị đánh đều có khả năng chịu tổn thương như nhau về thể xác và tinh thần. Dù cho bạn không đánh trẻ thì trẻ cũng cảm thấy “thân thể rất đau, tim như tan vỡ”.

Vì sao bạn lại không yêu thương con trẻ khi nuôi dạy chúng? Nuôi dạy một đứa trẻ khỏe mạnh về tâm lý và trí tuệ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc bù đắp lại một trái tim đã bị tổn thương.

Thanh Trúc biên dịch

Xem thêm: