Khi kết hôn, người ta thường hứa hẹn về sự chung thủy và đồng cam cộng khổ tới đầu bạc răng long, có lẽ vì vậy nên khi cuộc hôn nhân bỗng xuất hiện người thứ ba, cũng là khi dấu hiệu của sự đổ vỡ trở nên rõ ràng nhất. Đã bao giờ chúng ta đặt câu hỏi, nếu một nửa của mình ngoại tình, liệu bản thân sẽ lựa chọn tha thứ hay từ bỏ? 

shutterstock 1721092165
(Ảnh minh họa: fizkes/ Shutterstock)

Người phụ nữ trong câu chuyện có thật dưới đây, khi tình yêu giữa chị và người chồng đầu gối tay ấp đang trong những ngày tháng tin tưởng và hạnh phúc nhất, thì cuộc hôn nhân bỗng đứng trên bờ vực thẳm với sự xuất hiện của nhân vật thứ ba. Chị đã nghe theo trái tim đau khổ của mình mà kết thúc mọi thứ, hay bằng lý trí và bao dung mà lựa chọn ‘sửa chữa’?

Chị Tĩnh Tâm kết hôn khi chưa tới 30 tuổi, chồng chị đến từ một gia đình nghèo đông con, mẹ anh là một người phụ nữ khó tính. Tất cả anh chị em của anh đều có thu nhập tốt, nhưng không ai sống với mẹ anh cả. Vợ chồng chị tuy không có tiền, nhưng ngay từ đầu lại đưa bà về ở. Chị vẫn luôn cho rằng mẹ chồng nên biết ơn mình, nhưng dường như bà không hiểu điều ấy. Tuy nhiên, vì tấm chân tình của anh, chị chấp nhận tất cả. 

Đến cuối năm ngoái, chồng chị bị mất việc trong một thời gian dài khi công ty anh đang làm việc bị đóng cửa. Cuối cùng anh quyết định đi làm xa để làm một công việc chân tay cùng anh trai anh ở thành phố khác. Chị ở lại để nuôi con và chăm sóc mẹ anh.

Một thời gian sau, chị nghe chị dâu của anh trai kể rằng anh ấy đang gặp gỡ một người phụ nữ khác, chị nghe mà bật cười, nghĩ anh không có tiền thì lăng nhăng với ai được. 

Nhưng Tết năm ấy, khi anh về thăm gia đình, một buổi tối khi bà nội và các con đã ngủ say, anh kể cho chị rằng anh đã làm những việc sai trái với chị trong thời gian xa nhà.  Anh nói rằng người phụ nữ kia là một người rất giàu có, chồng cô ấy đang điều hành nhiều nhà máy lớn do vậy rất bận rộn, không quan tâm tới cô ấy nên cô ấy đã tìm đến anh sau một lần gặp mặt tình cờ. Anh thú nhận rằng sau khi tìm được một công việc tốt hơn, anh đã dọn ra ngoài ở chứ không ở cùng anh trai nữa, kể từ đó người phụ nữ kia thường xuyên lui tới nhà để nấu nướng và chăm sóc anh. 

Chị nghe mà không tin vào tai mình, những giọt nước mắt cứ lã chã rơi. Bất ngờ, cay đắng, uất ức, tuyệt vọng, tai chị cứ ù đi khi nghe những lời anh nói: “Anh vẫn sẽ gửi tiền cho em. Anh chưa bao giờ nghĩ đến chuyện ly hôn với em cả”.

Ngày hôm sau khi anh rời đi từ sáng sớm để trở về nơi công tác, chị biết anh đi nhưng không dậy tiễn, nằm trên giường, chị oán ghét chồng, oán ghét nhà chồng vì đã bội bạc với chị, từng ấy năm một mình chăm sóc mẹ chồng và các con nhưng không bao giờ được mẹ chồng trân trọng; hơn nữa, anh là con út trong nhà nên không có tiếng nói, nên phần thiệt nhất bao giờ cũng là nhà anh chị nhận, hằng ngày quay cuồng trăm công nghìn việc, vậy mà chị nhẫn nhịn chịu đựng hết, chỉ vì anh luôn yêu thương và đối xử tốt với chị, vậy mà chỉ đi mấy tháng anh đã thay lòng đổi dạ. 

Những ngày sau đấy, dù bề ngoài chị vẫn tĩnh lặng như mặt hồ, nhưng trong lòng chị là sóng gió, chị không liên lạc với anh, nhưng không có phút nào trái tim hết đau đớn. 

Đến một ngày, dường khi không chịu nổi sự dày vò này nữa, chị quyết định tỉnh táo lại và tìm cách giải thoát bản thân khỏi chuỗi ngày khổ sở. Vì cũng là một người tu học Phật Pháp, chị tin rằng những đau khổ của con người kiếp này là do những việc sai trái đã làm từ kiếp trước, mọi mối quan hệ đều có nhân duyên và có lẽ đây là món nợ mà chị phải trả. Nghĩ được như vậy, chị thấy nhẹ nhõm hơn một chút. 

Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn chưa dừng ở đó, vào lần thứ hai trở về nhà để tham dự đám tang của họ hàng, anh dường như đã thành một người khác. Anh sẵn sàng la mắng chị, nói xấu gia đình chị, chỉ trích các mối quan hệ của chị, chị chưa bao giờ thấy chồng mình như thế. Trước đây mối quan hệ giữa anh và gia đình nhà vợ rất tốt. Cha mẹ chị cũng rất quý anh. Nhưng sau khi có mối quan hệ khác anh rất hạn chế về nhà ngoại, nếu chị đề cập đến, anh ngay lập tức to tiếng và cãi nhau với chị. Khi chị khóc, anh lạnh lùng bỏ đi dù trước nay anh chưa từng đối xử với chị như vậy. 

Trong sự ngỡ ngàng trước thái độ của chồng, chị dường như nhận ra không chỉ có anh là thay đổi, mà bản thân chị cũng đang không còn là chính mình. Chị nhận ra mình đã quá ủy mị, cảm xúc của mình hoàn toàn phụ thuộc vào biểu hiện của người khác, nếu hạnh phúc của mình là dựa vào những gì xảy ra bên ngoài, thì đến bao giờ mới thực sự biết thế nào là hạnh phúc? 

Một năm sau đó, chị liên tục nhắc nhở bản thân cần buông bỏ sự nặng nề này, không có gì là quá nhiều và không có gì là quá ít. Anh có thể đã sai, nhưng chị sẽ không sai, chị vẫn giữ thái độ chuẩn mực và hoàn thành trách nhiệm với gia đình. Chị cảm thấy từ đáy lòng, chị đã hiểu hơn thế nào là sự tự do thật sự. 

Cái Tết năm tiếp theo, khi anh về nhà, người phụ nữ kia thường xuyên gọi cho anh. Khi nhìn thấy anh vào phòng riêng nghe điện thoại, cảm giác khó chịu của chị đã quay lại. 

Quá đáng hơn, những ngày sau anh còn nói chuyện điện thoại trước mặt chị. Theo lẽ thường mà nói, chuyện này là quá sức chịu đựng. Nhưng, khoảnh khắc ấy, chị hỏi bản thân có muốn vượt qua chuyện này không, hay chỉ muốn từ bỏ? 

Sau khi đã có câu trả lời cho mình, chị về phòng để tĩnh tâm suy nghĩ, chị bỗng cảm thấy trong lòng rất bình yên và tràn đầy sự bao dung. Bỗng nhiên chị không còn thấy giận chồng nữa, mà còn thấy tội nghiệp cho anh, và cảm thấy mình cần giúp đỡ anh. Chị biết đây chính là chìa khóa để giải thoát cho bi kịch này của bản thân và gia đình mình. Nếu chị đã không còn sợ bị tổn thương, thì ai có thể làm tổn thương chị?

Chị bắt đầu làm bạn với chồng, quan tâm hơn tới anh. Dần dần, anh tâm sự và kể cho chị rất nhiều chuyện, cả về người phụ nữ kia. Chị lắng nghe anh mà không phán xét, chờ anh nói hết, chị chia sẻ hiểu biết của chị về việc phân biệt đúng sai trong chuẩn mực đạo đức, rằng tại sao quan niệm truyền thống cho rằng phụ nữ và đàn ông không nên có mối quan hệ bất chính và tại sao đó được coi là một tội lỗi lớn. Khi trong lòng chị thực sự không có ý đả kích, anh tự nhiên cũng tiếp thu những lời chị nói.

Những ngày sau đó, khi chồng chị ở nhà, chị chăm sóc anh và nói chuyện vui vẻ với anh, khi anh kể rằng người phụ nữ kia có sức khỏe kém, chị thậm chí đã chủ động đưa anh lời khuyên để anh giúp đỡ cô ấy. 

Không lâu sau khi anh quay trở về nơi làm việc, cuối cùng anh đã chia tay người phụ nữ kia. Chị không bao giờ biết anh đã suy nghĩ những gì để đưa ra quyết định này, và chị cũng không bao giờ hỏi. Anh cũng tìm được một công việc tốt và không còn phải đi xa nữa. Gia đình chị trở lại như trước kia, anh còn có phần chăm sóc chị nhiều hơn, chị cũng không bao giờ nhắc lại chuyện cũ. Với những gì chị đã học được từ những cuốn sách trong môn tu luyện Phật Gia – Pháp Luân Đại Pháp – thứ đã cứu cánh chị trong những giai đoạn bế tắc nhất, để từ đó có thể bình tĩnh và bao dung, chị coi chuyện xảy ra là một thử thách trong hôn nhân mà mình phải vượt qua để tìm được cảm giác tự do đích thực cho tâm hồn mình.

新建项目 15
(Ảnh minh họa: Bài thiền định của Pháp Luân Đại Pháp – Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây.)

Tu ở chùa, xa rời thế gian đã khó, tu ở ngay giữa đời thường, khó khăn đau khổ như người thường, trách nhiệm với gia đình, xã hội như người thường, mà lại có thể thiện giải tất cả thì càng khó hơn. Hạnh phúc đích thực là khi trong lòng không còn vướng bận vào bất cứ thứ gì, khi có thể giữ tấm lòng thoáng đãng, khi trái tim có thể giữ sự tử tế và rộng mở. Từ bỏ và trốn chạy thì dễ, nhưng ở lại và sửa chữa mới là khó nhất.

“Con giáp thứ 13”, “trà xanh”,… là những cụm từ mọi người ngày nay vẫn dùng để nói về người thứ ba xen vào giữa cuộc hôn nhân. Không khó để thấy các lời khuyên li dị khi có ai đó chia sẻ câu chuyện cùng chủ đề của gia đình mình trên mạng xã hội, nhưng cũng ít ai biết, những người chồng, người vợ khi được khuyên như vậy, sâu trong lòng họ là sự tan nát, chứ không phải chỉ đơn giản là nhẹ nhõm, hả hê. Nên hay không nên, chỉ có người trong cuộc mới hiểu rõ nhất. Hợp rồi thì đừng tan, mắc sai lầm rồi thì đừng sai nhiều hơn nữa, có thể tha thứ và đi tiếp thì hãy thực sự buông bỏ chuyện cũ. Hôn nhân ngay từ đầu, vốn là sự xây dựng và cố gắng từ cả hai phía. Cám dỗ là khó tránh, nhưng người biết đạo lý đúng sai, sẽ có thể kiềm chế bản thân để không vấp ngã. Dù có chuyện gì xảy ra, cũng cần nhắc nhở mình cần cư xử sao cho không để sau này phải hối tiếc.

Thùy An

(Bài viết trên dựa vào một câu chuyện có thật được đăng trên trang Minh Huệ.)