Kim tự tháp cất giấu một con số thần kỳ. 

Tọa lạc bên bờ sông Nile, nằm giữa sa mạc gần thủ đô Cairo của Ai Cập có một quần thể kiến trúc đồ sộ – Kim Tự Tháp. Bên trong kim tự tháp còn ẩn chứa rất nhiều bí mật chưa được giải đáp, bao gồm những con đường bí ẩn và tượng nhân sư, trong đó, một trong số những điều thần kỳ và khó lý giải nhất chính là con số 142857.

142857 có vẻ như là một con số rất bình thường có chứa 6 chữ số: 1, 4, 2, 8, 5, 7 – không bao gồm số 3, 6, 9. Nhưng hãy thử làm vài phép tính:

142857×1=142857

142857×2=285714

142857×3=428571

142857×4=571428

142857×5=714285

142857×6=857142

Nếu nhìn kỹ 6 chữ số kết quả ở hàng bên phải, liệu bạn có tìm được quy luật nào hay không?

Quy luật chính là: trong những chữ số này vẫn không có số 3, 6 và 9. Như thể 1, 4, 2, 8, 5, 7 là 6 vệ binh xếp thành hàng ngang canh gác, mỗi ngày khi đi ra để canh gác, thứ tự xếp hàng của họ sẽ thay đổi, nhưng mỗi lần đều là 6 người này.

Nhưng một tuần có 7 ngày cơ mà, ngày thứ 7 thì phải làm thế nào? Vào ngày thứ 7, họ nghỉ ngơi thì ai sẽ canh gác? 

Hãy thử nhân dãy số 142857 với 7 để xem ra được kết quả gì? Đáp án là 999999. Ồ, “anh bạn to lớn” này sẽ canh gác thay.

 

Vì sao khi nhân với 7 lại ra kết quả là 6 chữ số 9? Bởi vì dãy số 142857 có liên quan rất lớn với số 9.

142+857=999

14+28+57=99

1+4+2+8+5+7=27 bội số của 9;

2+7=9

4+5= 9

1+8= 9

Nếu tiếp tục nhân thì sẽ xuất hiện một điều rất thú vị:

142857×8=1142856 (số 7 “phân thân” thành số 1 ở đầu và số 6 ở cuối, trong dãy số lúc này không còn số 7)

142857×9=1285713 (số 4 phân thân thành số 1 ở đầu và số 3 ở cuối, trong dãy số lúc này không còn số 4)

142857×10=1428570 (số 1 phân thân thành số 1 ở đâu và số 0 ở cuối)

142857×11=1571427 (số 8 phân thân thành số 1 ở đầu và số 7 ở cuối)

142857×12=1714284 (số 5 phân thân thành số 1 ở đầu và số 4 ở cuối)

142857×13=1857141 (số 2 phân thân phân thân thành số 1 ở đầu và số 1 ở cuối)

142857×14=1999998

Tiếp tục nhân thì kết quả cũng rất thú vị… Được biết, đây chính là nguyên nhân cho ngày lễ Chủ Nhật.

Chúng ta sẽ thử làm phép chia cho 7:

1÷7=0.142857142857142857

2÷7=0.285714285714285714

3÷7=0.428571428571428571

4÷7=0.571428571428571428

5÷7=0.714285714285714285

6÷7=0.857142857142857142

6 kết quả này đều là các số thập phân tuần hoàn, hơn nữa tất cả đều là sự kết hợp của 6 chữ số 142857, không hề có sự xuất hiện của số 3, 6 và 9.

Được biết là dãy số “142857” được phát hiện bên trong kim tự tháp Ai Cập, điều này chứng minh rằng một tuần có 7 ngày, là sự kết hợp của bội số tăng dần, 6 chữ số này luân phiên xuất hiện một lần và nghỉ vào ngày thứ 7 để dãy số 999999 thay thế, bội số tiếp tục tăng dần, mỗi khi qua một tuần, con số cuối cùng sẽ phải tách một lần.

Từ đó có thể thấy rằng trong không gian vũ trụ mà chúng ta sống có tồn tại những phép tính toán học rất tinh tế, chúng ta có thể phát hiện được quy luật của chúng. Tất cả những điều này đều chỉ ra rằng có một “người thiết kế siêu trí tuệ”!

Dãy số 142857 rất thần kỳ đúng không? Nhiều người tin rằng đây là dãy số của Thượng Đế.

Con số thần kỳ nhất thế giới: 142857
Kim tự tháp ẩn chứa rất nhiều câu đố về những con số. (Ảnh: Pixabay)

Bên trong kim tự tháp vẫn còn ẩn chứa rất nhiều những con số thần kỳ:

Cân nặng của kim tự tháp x 1015 = trọng lượng của Trái Đất;

Chiều cao của kim tự tháp x 1 tỷ = khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời (~150 triệu km);

Chu vi đáy × 2 = độ dài thời gian của đường xích đạo;

Chu vi của tháp kim tự tháp ÷ (chiều cao tháp × 2) = số pi (π = 3.14159);

Tại vị trí tâm quỹ đạo của 2 cực mỗi ngày đều có sự thay đổi, nhưng qua 25.827 năm sẽ lại quay về vị trí ban đầu, mà tổng các đường chéo của kim tự tháp cũng chính là con số 25.826,6 kỳ lạ này.

Cho đến thế kỷ thứ 16, phương Tây mới có mức độ tính toán tương đối chính xác; 500 năm trước Columbus mới phát hiện ra lục địa châu Mỹ, người ta mới có được sự hiểu biết đầu tiên về sự phân bố đại dương và lục địa. Ngày nay sau khi kim tự tháp được xây dựng, chúng ta mới có thể tính toán được trọng lượng của Trái Đất, khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời v.v… Thế nhưng người cổ đại cách đây 4.500 năm làm thế nào có thể tính toán chính xác đến vậy?

Thanh Long

Xem thêm: