Công chúa Mako của Hoàng gia Nhật Bản sẽ từ bỏ địa vị hoàng gia để kết hôn với người bạn từ thời đại học, và lễ đính hôn của họ được tổ chức hôm Chủ Nhật (3/9) vừa qua.

Giống như các thành viên nữ trong gia đình hoàng gia, công chúa Mako, cháu gái lớn nhất của Nhật hoàng Akihito, sẽ mất địa vị hoàng gia của mình sau khi kết hôn, đây là một truyền thống gây nhiều tranh cãi. Điều luật này không áp dụng cho các thành viên nam trong hoàng thất.

Trong một cuộc họp báo được đăng tải trên truyền hình để công bố về lễ đính hôn của mình, cô nói với người dân Nhật Bản rằng thực sự cô cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Công chúa Mako và vị hôn phu.

“Từ nhỏ, tôi đã nhận thức được rằng tôi sẽ mất vương vị hoàng gia kể từ khi tôi kết hôn“, cô nói. “Tôi vừa tận sức giúp vua cha, làm tròn trách nhiệm như một thành viên của hoàng thất nhiều nhất có thể, đồng thời tôi cũng trân trọng cuộc sống riêng của tôi”.

Vị hôn phu của cô, Kei Komoru, 25 tuổi, hiện đang làm cho một hãng luật và anh từng chiến thắng trong một cuộc thi quảng bá du lịch và được trao vương miện “Hoàng tử Đại dương” nói rằng anh đã ngỏ lời với công chúa các đây 3 năm. Anh nói rằng Mako là người luôn lặng lẽ dõi theo anh “như mặt trăng”.

Còn công chúa nói rằng anh có nụ cười tỏa nắng.

Công chúa Mako, 25 tuổi, là con gái cả của Hoàng tử Akishino.

Ban đầu, lễ đính hôn của cặp đôi này dự kiến sẽ diễn ra vào tháng Bảy, nhưng do khu vực phía Nam Nhật Bản bị ngập lụt trong thời gian đó do mưa lớn, nên lễ cưới tạm hoãn.

Một nhân viên của Văn phòng Hoàng cung cho hay lễ cưới của công chúa sẽ được cử hành sau mùa hè 2018.

Nhiều người nói rằng hai người rất đẹp đôi.

Luật tước vương vị hoàng gia khi kết hôn không áp dụng cho các thành viên hoàng gia là nam giới, Akihito cùng hai con trai của ông cũng đều đã kết hôn với thường dân, nhưng hiện tại họ đều là thành viên của hoàng gia.

Tin tức về lễ đính hôn của Mako đã dấy lên một cuộc tranh luận rằng liệu nên thay đổi điều luật đó để nữ giới sinh ra trong hoàng gia có thể tiếp tục vai trò trong hoàng cung của mình.

Điều đó có thể giúp tăng số lượng người thừa kế nam tiềm tàng cho một chế độ quân chủ không cho phép nữ giới lên Ngai Hoa Cúc (Chrysanthemum Throne).

Những người theo chủ nghĩa truyền thống, bao gồm cả Thủ tướng Shinzo Abe  đã mạnh mẽ phản đối những thay đổi như vậy, mặc dù ở Nhật Bản đôi khi nữ quyền cũng lên ngôi cai trị trong những thế kỷ qua.

Vào tháng 6 vừa qua, Quốc hội Nhật đã ban hành luật cho phép Thiên hoàng Akihito 83 tuổi thoái vị để Naruhito – con trai cả của ông lên ngôi. Sự “nghỉ hưu” của Thiên hoàng Akihito đánh dấu lần đầu tiên Thiên hoàng thoái vị đế quốc trong hơn hai thế kỷ.

Theo Channel News Asia
Lam Anh

Xem thêm: