Ngài cựu Bộ trưởng cảm thấy biết ơn vì đã tìm được công việc nuôi sống gia đình, nhưng ông cũng rất đau buồn vì phải tha hương nơi đất khách quê người.

Sau khi đất nước bị Taliban tiếp quản, cựu Bộ trưởng Tài chính Afghanistan – ông Khalid Payenda đã sang Mỹ làm tài xế Uber kiêm trợ giảng tại Đại học Georgetown.

 

Xem bài viết này trên Instagram

 

Bài viết do Mashriq Vibe (@mashriqvibe) chia sẻ

Tuy đã tìm được việc làm để nuôi sống gia đình, ông vẫn không khỏi cảm thấy buồn bã. “Hiện tại tôi chẳng có nơi nào để đi cả. Tôi không thuộc về nơi này và tôi cũng không thuộc về nơi đó. Tôi thực sự cảm thấy trống trải.” – ông tâm sự.

Năm 2020, mẹ ông Payenda qua đời vì COVID-19. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tài chính của Afghanistan, nhưng giờ ông ước gì chuyện đó chưa từng xảy ra và mình đã không làm như vậy.

“Tôi tận mắt nhìn thấy rất nhiều điều xấu xa và chúng tôi đã thất bại. Tôi là một phần của thất bại. Thật khó khăn khi phải đối mặt với sự đau khổ cùng cực của người dân và bạn cảm thấy mình phải có trách nhiệm.” – cựu Bộ trưởng nói với tờ The Washington Post.

 

Xem bài viết này trên Instagram

 

Bài viết do MAXUM (@maxumdigitalusa) chia sẻ

Ông cũng nói rằng người Afghanistan không có ý chí tập thể để thực hiện cải cách toàn diện. Ông cũng đổ lỗi cho chính quyền Mỹ vì đã phản bội các cam kết về dân chủ và nhân quyền sau khi đưa Afghanistan trở thành trung tâm của chính sách hậu 11/9.

Ông Payenda từ chức Bộ trưởng Tài chính một tuần trước khi Taliban chiếm được Kabul, do mối quan hệ của ông với cựu Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani Ahmadzai đang trên đà xấu đi. Vì lo sợ tổng thống sẽ bắt mình nên ông Payenda đã nhanh chóng rời đến Mỹ để đoàn tụ với gia đình. 

Từ tháng 8 năm ngoái, Afghanistan đã bị mất quyền kiểm soát vào tay Taliban. Hiện đất nước đang rất hỗn loạn và cần được hỗ trợ nhân đạo. Báo cáo hàng năm của Báo cáo Hạnh phúc Thế giới (World Happiness Report) cho thấy Afghanistan tiếp tục đứng ở vị trí cuối bảng trong số 149 quốc gia được khảo sát. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Afghanistan nhận danh hiệu “Quốc gia bất hạnh nhất thế giới”.