Trên đời này ai mà không có lỗi lầm? Trừ những người cố tình hãm hại người khác ra thì rất nhiều người trong chúng ta mắc sai lầm là do vô ý, thiếu hiểu biết hoặc do hoàn cảnh phức tạp dẫn động. Những người bị hại nên đối xử thế nào với những người đã gây ra lỗi lầm? Việc vạch trần những sai phạm của người khác và đem họ ra bôi nhọ có quan trọng như nhiều người nghĩ không? Hay là sẽ tốt hơn rất nhiều khi chúng ta biết tha thứ và cấp cơ hội cho những người mắc lỗi tự sửa mình?  

Theo thuyết nhân quả báo ứng của nhà Phật, những ai rêu rao lan truyền lỗi lầm của người khác sẽ làm xấu phẩm hạnh của bản thân và tạo nghiệp ác, khiến bản thân phải chịu khổ về sau. Còn những người biết tha thứ và kiềm chế không đi khắp nơi nói về sai sót của người khác sẽ gặp phước lành.

tha thứ cho người khác
(Ảnh: PopTika/Shutterstock)

La Tuần tích đức hành thiện và nhận phúc báo có con trai thành đạt 

Ở Trung Quốc vào thời nhà Minh có một người tên La Tuần, quê ở Cát Thủy, tỉnh Giang Tây. Tổ tiên của ông đã làm quan nhiều đời. Ông là một người tốt bụng, hào phóng và có danh tiếng ở địa phương. 

Trong thời gian La Tuần đến Kinh thành để tham dự thi đình, ông ở chung phòng với một thí sinh khác. Một ngày nọ, quần áo của La Tuần bị mất và người bạn cùng phòng với ông lo lắng mình sẽ bị buộc tội là ăn trộm. Vài ngày sau, bạn học của La Tuần nhìn thấy một người đang mặc bộ quần áo bị mất hôm trước của ông, anh ta nhận ra điều đó từ chất liệu vải. Anh đưa La Tuần đến để chất vấn người kia. 

La Tuần đi cùng bạn và ngồi ngay phía trước mặt người đàn ông kia. Bạn của La Tuần chỉ tay vào người đó và hỏi ông: “Đây có phải quần áo của anh không?” La Tuần đáp lại: “Anh nhầm rồi, đây không phải quần áo bị mất của tôi”. Người bạn cùng phòng đã sờ vào bộ quần áo để xác nhận xem có đúng không, tuy nhiên La Tuần đã kiên quyết phủ nhận nó là của mình. 

Khi đôi bạn trở về phòng trọ, người thí sinh kia đã rất tức giận. La Tuần giải thích: “Một bộ quần áo không phải là mất mát lớn đối với tôi, nhưng nếu danh tiếng cả đời của người đàn ông kia bị hủy hoại, anh ta liệu còn tiền đồ không?”. Nghe điều này, người bạn cùng phòng chợt hiểu ra và rất khâm phục với cách hành xử của La Tuần. Sau khi đỗ đạt, La Tuần được nhận vào Hàm lâm Viện và sau đó được phong một chức quan trong quân đội. 

Đến tuổi trung niên, La Tuần vẫn chưa có con. Một ngày nọ, ông đi ngang qua một ngôi đền và phát hiện có 7 chiếc quan tài chưa được mai táng. Nhìn thấy cảnh thương tâm ấy, ông đã bỏ tiền túi của mình ra để mời một nhà sư đến để cầu siêu và chôn cất cho cả 7 chiếc quan tài kia. Không lâu sau đó, vợ La Tuần thai nghén và sinh ra một cậu con trai, ông đặt tên con là La Hồng Tiến. 

La Hồng Tiến hồi nhỏ được cha mẹ giáo dục rất tốt. Thời niên thiếu, ông chăm chỉ tích lũy kiến thức về thiên văn, địa lý, lễ nghi, pháp luật, số học, âm dương và đạt được một số thành công trong học tập. Vào năm nhà Minh thứ tám, ông đứng đầu trong kỳ thi đình và được phong làm Đại Học sĩ. 

Năm 1541, sau 10 năm miệt mài, La Hồng Tiến đã hoàn thành Quảng Dư Đồ. Đây là tập bản đồ cổ nhất còn sót lại của Trung Quốc.

ban do co
Năm 1541, sau 10 năm miệt mài, La Hồng Tiến đã hoàn thành Quảng Dư Đồ. Đây là tập bản đồ cổ nhất còn sót lại của Trung Quốc. (Ảnh: Wikimedia Commons Public domain)

Cho người khác cơ hội sửa lỗi sẽ nhận được phước lành

Lưu Trọng Phụ, quê ở Ma Thành thời nhà Minh (1368-1644), từ nhỏ đã tốt bụng và hào phóng. Trong đêm tân hôn của mình, một tên trộm đã lén lút đột nhập vào nhà của ông. Bị đánh thức bởi tiếng động, Lưu Trọng Phụ tỉnh giấc và phát hiện ra tên trộm chính là một người mà anh quen biết.

Ông nói với tên trộm: “Tôi nghĩ anh đi ăn trộm vì anh nghèo quá thôi”. Dù gia cảnh không dư giả, Lưu Trọng Phụ vẫn quyết định đưa cho tên trộm một vài món đồ trang sức của vợ mình và nói với anh ta: “Nếu từ nay trở đi anh tu sửa mình và không đi ăn trộm nữa, tôi sẽ không nói với ai về sự việc hôm nay”. Tên trộm gật đầu đồng ý. 

Hôm sau, vợ của Lưu Trọng Phụ hỏi chồng kẻ trộm là ai. Ông đáp lại: “Ta đã hứa với hắn là sẽ không tiết lộ với ai việc này, vậy sao nàng còn hỏi ta?”. Trong suốt cuộc đời mình, Lưu Trọng Phụ đã giữ lời hứa đó. Ông thọ 89 tuổi. Sau khi ông qua đời, một người đàn ông trong họ đến tham dự lễ mai táng. Điều đặc biệt là người này mặc một bộ đồ tang khác biệt, trang phục mà chỉ có những người trong gia đình ruột thịt mới hay mặc trong lễ tang của người thân. Người đàn ông gục đầu bên quan tài và khóc lóc thảm thiết. 

Người đàn ông này đã từng là một người xấu tính, nhưng sau đó đột nhiên thay đổi cách sống của mình và trở nên tốt hơn. Người ta nghi rằng anh ta chính là tên trộm trước đây. Có thể anh đã nhận ra cơ hội làm lại cuộc đời của mình và hiểu rằng đời này có thể đã bị hủy nếu ông Lưu công khai những việc làm của mình trước kia.

Lòng tốt của Lưu Trọng Phụ đã mang lại phước lành cho con cháu của ông. Con trai và cháu nội của ông đều thành công trong các kỳ thi và được phong quan. Đặc biệt, cháu ông được phong tước, hậu duệ của Lưu Trọng Phụđều là những người thành đạt trong sự nghiệp.

tha thứ
Lục bình tím là biểu tượng của sự tha thứ. Theo Kinh Phật, ai tha thứ cho người khác sẽ nhận được phúc báo, trong khi rêu rao lỗi lầm của người ta sẽ làm xấu phẩm hạnh của chính mình và tạo nghiệp. (Ảnh: cbransto via Flickr CC BY 2.0)

Hoa Minh (Theo Vision Times

Xem thêm: