Nhiều người thường hay nói rằng trẻ em đọc nhiều sách một chút thì trí não sẽ tăng trưởng. Điều này cũng đúng với cả những người trưởng thành. Tuy nhiên sự tăng trưởng này không có nghĩa là bộ não sẽ ngày càng to ra, mà thực tế là một khu vực “kỳ diệu” sẽ phát triển trong não, khu vực này gọi là “vùng dạng từ trực quan” (VWFA).

đọc sách
(Ảnh minh họa: Yamasan0708, Shutterstock)

Khi mắt tiếp cận với một từ bất kỳ, vùng dạng từ trực quan (VWFA) sẽ bắt đầu hoạt động, các tế bào thần kinh có thể tính toán các kích thích thị giác ở mức độ thấp, giúp xác định các hình dạng chữ cái. So với các kiểu kích thích thị giác khác, chẳng hạn như hình ảnh đồ vật, khuôn mặt hoặc ngôi nhà thì sự kích thích đối với chữ viết là mạnh mẽ hơn rất nhiều. Và nếu nó bị hỏng hoặc bị ngắt kết nối, thì có thể sẽ mất đi khả năng đọc một cách có chọn lọc.

Sự khác biệt giữa bộ não của những người mù chữ và biết chữ là gì?

Để khám phá về các tác động của việc đọc sách đối với cấu trúc não bộ, nhà thần kinh học nổi tiếng người Pháp, Stanislas Duhem, đã tìm một người lớn mù chữ và đánh giá những thay đổi về chức năng thần kinh của anh ấy. 

Trong quá trình nghiên cứu hơn 2 năm, người mù chữ tiến triển từ mù chữ hoàn toàn sang biết chữ ở cấp độ trung bình. Trong thời gian đó anh đã trải qua 20 lần chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI). Ban đầu, khi anh nhìn các từ, các mạch thần kinh được sử dụng để đọc không được kích hoạt, sau đó, vùng dạng từ trực quan (VWFA) của anh dần dần được kích hoạt mạnh mẽ hơn.

Nói một cách đơn giản, việc đọc chữ khiến bộ não mù chữ có thể phát triển vùng dạng từ trực quan. 

Trên thực tế, khi chúng ta đọc sách, không chỉ vùng dạng từ trực quan thay đổi mà một số lượng lớn các lĩnh vực khác cũng tăng cường kích hoạt và chuyên môn hóa trong quá trình học chữ này. 

chế độ nghỉ ngơi
(Ảnh: maxbelchenko/ Shutterstock)

Ngoài ra, một số lượng lớn các kết nối tại khu vực thị giác của bán cầu não trái và khu vực thái dương vượt trội liên quan đến mã hóa giọng nói cũng được tổ chức lại. Do những thay đổi này, chúng ta sẽ có được quyền truy cập trực quan vào hệ thống ngôn ngữ nói, cũng chính là có khả năng liên kết văn bản và lời nói.

Ngoài ra các nhà nghiên cứu đã xem xét các nhóm có trình độ đọc viết khác nhau bằng cách tuyển dụng 63 người nói tiếng Bồ Đào Nha, bao gồm 32 người lớn không biết chữ (10 người mù chữ và 22 người gần như mù chữ với một số khả năng đọc hạn chế), và 31 người trưởng thành còn lại có trình độ học vấn. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng đọc viết, đạt được cả trong thời thơ ấu và khi trưởng thành, đã giúp tăng cường phản ứng của não bộ theo ít nhất 3 cách khác nhau.

Đầu tiên, nó tạo điều kiện cho các phản ứng nâng cao của vùng dạng từ trực quan đối với các từ đã biết. Lĩnh vực này chủ yếu liên quan đến khả năng đọc viết, và nó càng được kích hoạt nhiều với thông tin văn bản thì hiệu suất đọc càng tốt.

Thứ hai, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy phản ứng gia tăng ở vỏ não chẩm sau đối với tất cả các hình ảnh đen trắng tương phản ở những người không biết chữ, cho thấy rằng khả năng đọc viết giúp cải thiện khả năng mã hóa hình ảnh.

shutterstock 1176448837
Những người biết chữ có khả năng kích hoạt ngôn ngữ nói cao gần gấp đôi so với những người mù chữ. Bởi vì khu vực này có liên quan đến mã hóa giọng nói. (Ảnh: Billion Photos/ Shutterstock)

Thứ ba, biết chữ có thể tăng cường lĩnh vực âm vị học, mặt phẳng, nơi mà khả năng kích hoạt ngôn ngữ nói thay đổi theo khả năng đọc viết. Những người biết chữ có khả năng kích hoạt ngôn ngữ nói cao gần gấp đôi so với những người mù chữ. Bởi vì khu vực này có liên quan đến mã hóa giọng nói. Người mù chữ không thể phát hiện hoặc điều khiển các âm vị một cách có ý thức.

Biết chữ không chỉ dẫn đến những thay đổi chức năng ở một số vùng vỏ não. Mà đồng thời học đọc còn dẫn đến những thay đổi về mặt giải phẫu trong đường dẫn chất trắng ở bán cầu não trái kết nối các vùng này. Nghĩa là, việc đọc không chỉ tăng cường kích hoạt các vùng dạng từ trực quan và mặt phẳng thái dương, mà còn tăng cường các sợi chất trắng cụ thể kết nối giữa các vùng não. Nói đơn giản, điều đó có nghĩa là: Khả năng đọc và viết được cải thiện, kết nối giữa các vùng não liên quan đến đọc cũng được cải thiện và tăng cường.

shutterstock 751985818
Khả năng đọc và viết được cải thiện, kết nối giữa các vùng não liên quan đến đọc cũng được cải thiện và tăng cường. (Ảnh: BaanTaksinStudio/ Shutterstock)

Bộ não con người là một cơ quan kỳ diệu, một phần lớn các chức năng kỳ diệu và mạnh mẽ của nó đến từ việc di truyền bẩm sinh. Nhưng sự ra đời của chữ viết chỉ mới xuất hiện vài nghìn năm và hầu hết mọi người đều mù chữ trong phần lớn thời gian trước đó, vì vậy loài người không thể phát triển một hệ thống đọc đặc biệt. Do đó, việc đọc giúp não phát triển hoàn toàn chứng minh rằng kinh nghiệm thu được có ảnh hưởng lớn đến chức năng của não.

Một vấn đề được đặt ra, rằng những ảnh hưởng có được này đạt được nhờ cơ chế nào?

Câu trả lời là chúng ta phải tái chế lại các hệ thống não bộ hiện có cho mục đích sử dụng mới này. Ví dụ: Vùng dạng từ trực quan được đề cập trước đó có phản ứng mạnh mẽ đối với khuôn mặt, đồ vật và mẫu bàn cờ trong các nhóm mù chữ, nó cho thấy rằng khu vực này chuyên về đối tượng trực quan và nhận dạng khuôn mặt trước khi nhận dạng văn bản trực quan.

Nhưng khi trình độ biết chữ tăng lên, phản ứng của khu vực đối với những kích thích phi chữ viết này sẽ giảm đi đáng kể, trong khi các phản ứng của nó đối với văn bản lại tăng lên. 

Ví dụ, trong một nghiên cứu về trẻ em 4 tuổi, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếp cuộn hình thoi bên trái thể hiện sự kích hoạt mạnh mẽ đối với các chữ cái và ít hơn đối với các khuôn mặt. Điều này cho thấy rằng việc tiếp thu đọc tại các vùng não liên quan đã cạnh tranh với các chức năng có từ trước. Cũng có nghĩa là trong quá trình học đọc, trên bề mặt vỏ não của chúng ta sẽ dành ra không gian cho việc đọc. Do đó nếu bạn không đọc sách, chức năng của vùng từ trực quan sẽ không thể được phát triển.

Ngọc Diệp/ Theo Sound of Hope

  • Mời xem video: Sự khác biệt giữa đóng góp ý kiến và chỉ trích