Voi được sinh ra trong tự do, nhưng lại lớn lên trong xiềng xích – và du lịch ngày càng trở thành động lực chính cho việc này. Cưỡi một chú voi đã từng là việc phải làm đối với bất kỳ du khách phương Tây nào tới châu Á.

du lịch cưỡi voi
(Ảnh: Unsplash)

Mặc dù vậy, nhận thức của mọi người về quyền của loài voi và những sai lầm mà người ta đã phạm phải đang ngày càng được nâng cao, đồng nghĩa với việc trong vòng 5 năm vừa qua gần như tất cả các công ty du lịch đều đã ngừng cung cấp các tour cho cưỡi voi hay các hoạt động bị xem là độc ác với loài động vật thuộc bộ da dày này.

Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chuyện này.

Sự thật đáng buồn

du lịch voi
(Ảnh: Unsplash)

Chúng ta yêu voi. Có lẽ là bởi chúng rất giống với con người – thông minh, dễ gần và giàu cảm xúc. Những người đã từng đọc về chuyện đàn voi bảo vệ voi con và thương tiếc những con đã chết đều sẽ cảm nhận được điều này.

Nhưng nghịch lý thay, chính sự kính trọng và tình cảm mà du khách dành cho loài vật tôn quý này lại đem đến sự ăn nên làm ra của các điểm du lịch voi, cũng như sự ngược đãi mà chúng đang phải chịu đựng và sẽ mãi mãi ghi nhớ.

Nhiều người cho rằng việc thuần hóa voi để chúng sống hòa thuận với con người là chuyện đơn giản, nhưng sự thực lại không như vậy. Những chú voi con, dù là sinh ra trong tự nhiên hay trong lồng cũi, đều phải trải qua quá trình huấn luyện cho phù hợp với mục đích sử dụng của con người thông qua quá trình “ép voi” – một quá trình được thiết kế để hủy hoại ý chí, tinh thần, và thể chất của chúng.

Những chú voi con trước hết sẽ bị tách khỏi con mẹ (và khiến cho cả voi con lẫn bố mẹ chúng đều đau lòng), sau đó là màn huấn luyện bắt đầu với những việc như: bị nhốt trong những chuồng nhỏ tí xíu, bị đánh một cách có chủ ý với gậy có móc hoặc gậy có đinh lồi, bị bỏ đói và không cho ngủ. Khi nào những con vật mạnh mẽ này khiếp sợ tới mức chịu nghe lời của chủ nhân, thì chúng mới được cho là đủ an toàn để tiếp xúc với du khách.

Cưỡi voi

photo 1498712067384 01239c6b377c
(Ảnh: Unsplash)

Cách duy nhất để ngồi lên lưng voi một cách nhân đạo chính là không sử dụng ghế và ngồi lên cổ chúng như cách truyền thống mà những người quản tượng châu Á vẫn làm. Việc đặt một chiếc ghế cưỡi voi nặng nề và khó sử dụng lên lưng voi khiến chúng rất khó chịu, kể cả khi chưa có du khách nào ngồi lên đó.

Ghế cưỡi voi cần phải được cố định chắc chắn bằng cách dùng dây quấn quanh bụng và đuôi voi, việc này có thể tạo ra các vết lở loét, áp xe, và các thương tổn lâu dài khác như chấn thương cột sống và dị hình.

Voi là một động vật rất khỏe, nhưng như thế không có nghĩa là chúng sẽ không biết mệt. Một con voi trưởng thành có thể mang khoảng 150kg trong một thời gian nhất định, mặc dù vậy không ít con voi phải chở nặng hơn rất nhiều, bao gồm người quản tượng, ghế cưỡi voi và thậm chí là 4 người lớn cùng cưỡi trong khoảng 1h hoặc lâu hơn.

Những chuyến đi dài trong điều kiện nhiệt độ cao có thể dẫn tới mất nước và kiệt sức, ngoài ra rất nhiều con voi còn phải đeo thêm xích ở chân trong khi đang bị người cưỡi, càng làm tăng thêm cảm giác khó chịu của chúng.

Tình cảnh “một cổ mấy tròng” này đã đủ tồi tệ với những con voi hoàn toàn trưởng thành, và có thể khiến chúng chết gục bởi gánh nặng trên lưng – thế nhưng có những trường hợp voi con chỉ mới 4 tuổi cũng đã phải chở du khách.

Những mánh khóe kiếm lợi

photo 1435034568314 8303dbda4b8c
(Ảnh: Unsplash)

Voi là một trong những loài thông minh nhất trên Trái Đất và có thể học rất nhiều thứ – chơi đá bóng, lắc vòng, cưỡi xe ba bánh, trồng cây chuối và thậm chí là vẽ tranh.

Nhưng đừng lầm tưởng rằng đây là thể hiện tự nhiên của sự ham chơi và tính sáng tạo của chúng, vì thực tế đây chỉ đơn giản là những mánh khóe kiếm tiền của những người quản tượng. Những con voi bị ép phải học những trò tiêu khiển này để phục vụ khách du lịch nếu không muốn phải nhận lấy đau khổ từ những cậy gậy dạy voi có móc. Bạn có thấy voi vẽ tranh hay trồng cây chuối trong tự nhiên bao giờ không?

photo 1518013895739 f7b24b50adf9
(Ảnh: Unsplash)

Voi, và đặc biệt là voi con, còn bị lạm dụng làm thú ăn xin ở các khu du lịch và bãi biển vì sự đáng yêu của chúng, mặc dù vậy tình cảnh của những con này cũng chẳng tốt hơn là bao. Được ăn mía và dứa từ du khách không thể thay thế cho khẩu phần tự nhiên gồm cỏ và lá cây, cũng như được uống nước sạch của chúng.

Khí thải, những khối bê tông nóng bỏng, va chạm với giao thông, những áp lực thường trực khi sống trong một môi trường không quen thuộc, bị vây quanh bởi những đám đông du khách và âm thanh ầm ĩ (còn chưa kể đến thuốc giảm đau mà chúng phải uống) dẫn đến sự sụt giảm đến 50% tuổi thọ. Voi con xin ăn thường chết trước 5 năm tuổi.

Hiện thực kinh tế xã hội

elephant 2923916 960 720
(Ảnh: pixabay)

Trong một thế giới lý tưởng, tất cả những con voi nuôi nhốt đều nên được thả về với tự nhiên và không còn bị ai cưỡi thêm một lần nào nữa. Nhưng đáng buồn thay, điều này sẽ không bao giờ diễn ra. Ở rất nhiều quốc gia, đơn giản là chẳng có nơi nào để thả chúng, một số con voi nuôi nhốt không được học cách tồn tại trong tự nhiên.

Những giải pháp thay thế cho du lịch voi thường đem tới những hậu quả còn tồi tệ hơn. Những con voi “không được phục vụ trong ngành du lịch” có thể bị bắt đi “kéo gỗ cho buôn làng của ta” – một số phận còn bi thảm hơn rất nhiều, khi mà công chúng còn không được biết đến số phận tăm tối của chúng hoặc thiếu những chăm sóc thú y (cũng như thường xuyên bị cho uống amphetamines để làm việc cực nhọc hơn).

Đưa voi trở về với tự nhiên cũng có thể khiến chúng quay lại phá làng phá xóm.

Liệu du lịch voi nhân đạo có tồn tại không?

du lịch cưỡi voi
(Ảnh: pixabay)

Tựu chung lại, việc sử dụng voi cho mục đích du lịch vẫn là lựa chọn tốt nhất hiện nay – và điều quan trọng nhất là làm sao để nó được thực hiện theo cách tốt nhất có thể.

Những năm gần đây đã chứng kiến sự phát triển của một loại hình du lịch voi mới và đáng khuyến khích hơn rất nhiều. “Đi bộ cùng voi”, như cách người ta vẫn hay gọi, là một chương trình du lịch như thế. Du khách đơn giản là được nhìn ngắm voi trong môi trường tự nhiên của chúng, xem chúng ăn trong rừng và quan sát chúng từ một khoảng cách đủ gần nhưng cũng đủ tôn trọng chúng.

Ở một vài nơi du khách cũng được phép cho voi ăn hay tắm cùng chúng (mặc dù có người than phiền là việc này khá tù túng và nhạy cảm) hoặc cưỡi chúng mà không dùng ghế theo cách truyền thống của những người quản tượng.

Mặc dù vậy, có khá nhiều địa điểm du lịch đang học tập phong trào du lịch voi nhân đạo này nhưng cũng không thực sự “có đạo đức” như những gì họ đã hứa hẹn. Trang web của Tổ chức Giải cứu và sinh tồn Voi châu Á (EARS) và Tổ chức Giải cứu Voi đã liệt kê những khu du lịch voi nhân đạo ở Đông Nam Á, các trang web Elemotion và EleAid cũng đăng tải rất nhiều thông tin hữu ích để du khách tham khảo.

Ở nơi nào chúng ta có thể ngắm voi mà không gián tiếp làm hại chúng?

du lịch cưỡi voi
(Ảnh: Unsplash)

Thái Lan đang nổi lên là quốc gia đi đầu về du lịch voi nhân đạo, với những khu bảo tồn tiên phong nổi tiếng như Công Viên Voi Tự nhiên, Khu bảo tồn voi Burm và Emily (cả hai đều ở gần Chiang Mai), Dự án Surin ở Đông Bắc quốc gia này, và Khu bảo tồn Voi Boon Lott (gần Sukhothai).

Tại các vùng khác của Đông Nam Á có Dự án Thung lũng Voi ở Sen Monorom miền Đông Bắc Campuchia, và Trung tâm Bảo tồn Voi ở Tỉnh Sayaboury Lào.

Du lịch voi nhân đạo ở Nam Á phát triển chậm hơn nhiều. Ở Sri Lanka, dự án Tự do cho Voi gần Kandy và Trung tâm Bảo tồn và Chăm sóc voi ở Mathura tuy còn non trẻ nhưng đang dẫn đầu xu hướng.

Làm thế nào để biết những chú voi bạn đang nhìn ngắm được nuôi dưỡng một cách nhân đạo?

photo 1520327384502 21a778132497
(Ảnh: Unsplash)

Voi cũng giống như con người, cần sự khuyến khích, tương tác xã hội (với các con voi khác chứ không phải với con người) và thời gian để chúng có thể cư xử một cách tự nhiên. Giống như con người, chúng không nên bị ép phải làm việc quá sức và phải di chuyển nhiều hơn 4 tiếng một ngày.

Các dấu hiệu cho thấy voi đang phải hứng chịu sự độc ác của người quản tượng: Gậy có móc được dùng để dạy dỗ và kiểm soát voi. Nếu được dùng một cách hợp lý bởi những quản tượng giàu kinh nghiệm và nhạy cảm, gậy móc sẽ không gây hại gì. Nhưng không may là việc lạm dụng gậy móc (hoặc các dụng cụ khác) bởi các quản tượng thiếu kinh nghiệm và hà khắc lại rất phổ biến, việc này có thể dẫn đến các vết thương trên đầu và da thịt của voi. Ghế cưỡi voi nên được tháo ra khi không sử dụng.

Chúng có được cho ăn không? Voi trong tự nhiên ăn khoảng 20 tiếng một ngày, vậy nên cần có đủ cỏ khô và nước cho chúng.

Chúng có được đứng trong bóng mát tại nơi sạch sẽ không? Voi không thích quá nóng, cũng như phải đứng trên chất thải của mình.

Thức ăn nên được đặt cách sàn, để tránh bị lẫn lộn với phân và nước tiểu. Phân của những con voi khỏe mạnh sẽ lớn, tròn và cứng – cũng giống như con người, tiêu chảy là một dấu hiệu của bệnh tật.

Chúng có khỏe không? Những con voi khỏe đập tai và quẫy đuổi gần như liên tục. Con voi nào không nhúc nhích gì rất có thể đang bị bệnh.

photo 1514830738277 cb92c72d97f0
(Ảnh: Unsplash)

Đu đưa liên tục từ bên này sang bên kia và nhún nhảy chân (một động tác không bao giờ xuất hiện trong tự nhiên) cho thấy con voi đó đang bị căng thẳng hoặc quá buồn chán vì bị xích lâu ngày – đặc biệt là nếu sợi xích quá ngắn và tù túng.

Theo Rough Guides
Quốc Hùng

Xem thêm: