Hạnh phúc, vui vẻ và giàu có là điều ai cũng mong muốn đạt được, thế nhưng bất kỳ điều gì trên đời đều nên ở mức độ vừa phải. Để có được một cuộc đời suôn sẻ và hanh thông, thì đây là 8 tình huống trong đối nhân xử thế chúng ta nên chú ý.

sai lầm
Vui vẻ là điều tốt nhưng nếu phấn khích quá đà cũng dễ bị lỡ lời, sau khó mà gỡ lại được. (Ảnh minh họa: Fizkes/ Shutterstock)

1. Khi phấn khích quá mức thì rất dễ lỡ lời 

Khi con người gặp chuyện vui vẻ, tâm tình phấn khích và muốn chia sẻ cảm nhận trong nội tâm của mình cho người khác thì lời nói ra sẽ không quá cẩn trọng.

Tâm trạng của những người xung quanh thực ra rất nhạy cảm, một khi chúng ta quá vui vẻ đắc ý mà không giữ thái độ đúng mực thì rất dễ làm mất lòng mọi người. 

Tâm trạng có thể hưng phấn, nhưng ngôn ngữ không nên quá phô trương, hành động không nên cao ngạo, chúng ta cần giữ một tâm thái điềm tĩnh khi chia sẻ với người khác. 

2. Khi chịu nỗi đau lớn thì rất dễ mất đi thần sắc

Một người khi chịu đả kích quá lớn và tâm tình bi thương, sau khi phát tiết để trút hết gánh nặng trong tâm lý thì thần sắc của người đó sẽ trở nên rất khó coi.

Vì vậy, chúng ta cần phải chú ý kìm chế đau thương của bản thân, quên đi quá khứ, sau khi điều chỉnh lại nội tâm của mình, bản thân có thể tìm ra hướng đi mới và động lực mới. 

Chỉ cần con người ta còn sống thì còn cần phải nhìn về phía trước và tiếp tục tiến bước. Dù sao thì quá khứ không bao giờ trở lại được, con đường nhân sinh là những hành trình một chiều, không hề có vé khứ hồi. Do vậy, chúng ta cần trân trọng những gì đang có và không ngừng hy vọng vào ngày mai.

3. Khi vui mừng khôn xiết thì rất dễ sơ suất

Phía sau muôn vàn may mắn và hạnh phúc, thực ra vẫn ẩn giấu những cạm bẫy. Bởi vì, không có chiếc bánh nào từ trên trời rơi xuống. 

Nếu một người tham của rẻ hay quá ham vui thì khả năng phân biệt đúng-sai, tốt xấu của họ sẽ bị giảm sút và dễ dàng bị lừa gạt. 

Vì vậy, nếu điều gì đó khiến chúng ta “vui mừng khôn xiết” thì hãy cẩn thận xem xét liệu đó có phải là một cái bẫy hay không nhé. 

4. Toan tính quá nhiều rất dễ mất đi yêu thương

nghi ngo
Trong các mối quan hệ thân thiết, điều tối kỵ nhất là so đo tính toán. (Ảnh: fizkes/ Shutterstock)

Quá nhiều lo toan và quá nhiều tính toán sẽ khiến chúng ta mất đi người thân và những người yêu thương mình. 

Trong một mối quan hệ, nếu bởi vì bản thân luôn cho đi nhiều nhưng nhận lại ít, do đó mà chúng ta trở nên tính toán, thì mối quan hệ này sẽ dễ bị phá huỷ.

Trong các mối quan hệ thân thiết, điều tối kỵ nhất là so đo tính toán. Khi bạn có thể cho đi hết lòng, yêu thương một cách chân thành và sống hết mình mà không cần nghĩ thiệt hơn thì đó là lúc bạn có được hạnh phúc thực sự, không bị chi phối bởi người khác.

5. Say rượu thì rất dễ sai lầm gây tổn hại phúc đức

Uống vài chén rượu thì tâm trạng vui vẻ, nhưng khi uống quá nhiều thì sẽ tổn hại sức khoẻ, điều này thật quá rõ ràng rồi.

Hơn nữa, uống quá nhiều rượu không chỉ hại gan, thận mà còn có thể ảnh hưởng đến khả năng đối nhân xử thế. Người ta nói “rượu vào lời ra”, nếu say rượu mà nói năng lung tung và hành động sai lầm còn có thể bị tổn hại phúc đức.

Bởi vì khi uống quá nhiều, chúng ta cũng sẽ dễ dàng nói nhiều, mà đã có chút men thì còn có thể sẽ nói cả những gì không nên nói và đắc tội với người khác.

Uống quá nhiều cũng dễ hành động nông nổi, dưới sư khống chế của “ma men”, con người không làm chủ được bản thân, hành vi dễ bị mất chuẩn mực. 

Khi một người đến tuổi trung niên, sum vầy với gia đình thì sức khỏe tinh thần và thể chất là điều quan trọng nhất. Cho nên, chúng ta cần tu thân dưỡng tính để bảo trì sự khỏe mạnh về cả thể chất và tinh thần. Đồng hành với hai người bạn “trà và sách” là cách tuyệt vời để kéo dài tuổi thọ.

6. Lời nói khoác lác thì rất dễ thất tín

Người xưa có câu: “Ngôn ký xuất, hành tất quả”, ý nghĩa là một khi lời đã nói ra thì hành động phải được thực hiện. 

Lời nói cần đi đôi với hành động, nhất định cần phải coi trọng sự thành tín. Nếu một người mà cứ hoa tay múa chân, nói chuyện lung tung, thì rất khó có được lòng tin của người khác.

Đừng xem nhẹ lời hứa, lời đã hứa thì cần phải thực hiện, đây cũng chính là chữ tín hay giá trị của một người.

Do đó, trước khi vỗ ngực hứa bất cứ điều gì, chúng ta hãy xem xét trước khả năng của mình có thể thực hiện được không. 

Giúp đỡ người khác tất nhiên là một việc vô cùng tốt, nhưng sẽ không hay nếu chúng ta không thể giúp đỡ người khác mà còn làm chậm trễ việc của họ.

7. Khi giận dữ thì rất dễ vô lễ

nguoi dan ong 10
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bất hòa ở nhiều gia đình, không phải do ngoại tình, mà vì nóng giận. (Ảnh: shutterstock)

Khi con người tức giận thì rất khó để kiềm chế cảm xúc. Dã thú cũng vậy, khi giận giữ thì không thể kiểm soát hành động của bản thân mình.

Gặp lúc tâm trạng kích động thì rất dễ nói năng một cách vô trách nhiệm, thậm chí còn vặn tay, dậm chân. Lúc này, phép xã giao không cách nào ước thúc được người đó.

Vì vậy, nếu gặp phải lúc rối ren về mặt cảm xúc, chúng ta hãy hít thở sâu, rời khỏi cuộc tranh luận và đợi một vài phút trước khi làm tiếp mọi chuyện.

8. Ham muốn quá nhiều thì rất dễ mất mạng

Người xưa có câu: “Nhân vi tài tử, điểu vi thực vong”, ý nghĩa là chim chết vì miếng mồi ngon, người chết vì ham tiền tài.

Nếu con người có quá nhiều ham muốn thì cuối cùng sẽ không có kết cục tốt đẹp. 

Năng lực của một người lớn đến đâu thì tất sẽ nhận được phần thưởng lớn đến đó.

Khi bạn làm việc, chỉ cần bạn làm trong bổn sự và xứng đáng với lương tâm của mình là đủ rồi.

Khi một người có ham muốn quá nhiều mà không đạt được điều mình muốn thì chính là một loại dày vò.

Sự phong phú của những thứ bên ngoài không cách nào nuôi dưỡng được trái tim cằn cỗi bên trong. Nội tâm phong phú mới là niềm hạnh phúc thực sự.