Thành tích học tập không thể hiện thực lực của đứa trẻ, nó chỉ là những con số. 4 kỹ năng này mới là những năng lực cần thiết trong cuộc sống hạnh phúc lâu dài của trẻ.

kỹ năng sống cho trẻ
Chắp cánh tương lai con là cho con những kỹ năng cần có và cho con cơ hội được trưởng thành. (Ảnh: Chinnapong/ Shutterstock)

1. Ham học hỏi

Có những đứa trẻ không đạt điểm cao, nhưng lại rất ham học, không phải học những tri thức trong sách giáo khoa mà là học những thứ trẻ cảm thấy hứng thú.

Đối với những điều bản thân muốn học và sẵn sàng học hỏi, trẻ sẽ dồn hết tâm sức cho việc học tập chúng. Những đứa trẻ như vậy cho dù thành tích ở trường học không cao, nhưng khi bước ra ngoài xã hội sẽ có kết quả rất khá khẩm.

Với những đứa trẻ có những thói quen và niềm đam mê học tập, thì việc học không bao giờ là muộn.

Nếu hiện tại chưa có kỹ năng sống cũng không thành vấn đề, tất cả chúng đều có thể học được, không có điều gì có thể ngăn cản những đứa trẻ ham học hỏi này tiến về phía trước.

2. Năng lực sự suy xét

Đứa trẻ thích suy xét khi gặp phải vấn đề cũng là phẩm chất vô cùng quan trọng.

Một người nếu không thích suy xét, cả đời chỉ gặp sao làm vậy, bảo sao nghe vậy, không có chủ kiến của bản thân thì làm bất cứ việc gì cũng khó thành.

Những đứa trẻ thích suy nghĩ có quan điểm và ý kiến ​​riêng về nhiều thứ, và có nhiều khả năng thành công hơn trong công việc. 

Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ vô tình bóp nghẹt năng lực tư duy của đứa trẻ, không cho phép đứa trẻ có cách nghĩ khác và thường nói với đứa trẻ rằng: “Đừng nói những lời thừa thãi như vậy, đừng làm những chuyện vô ích như thế, nhiệm vụ hiện tại của con là học tập, thi cử đạt thành tích tốt”.

Từ đó, đứa trẻ trở thành những con rối trong tay của thầy cô và cha mẹ. 

Đối với trẻ em, cho chúng thời gian và tự do suy nghĩ quan trọng hơn việc đạt điểm cao. 

Thành tích chỉ là một tờ giấy khen ở thời điểm hiện tại, nhưng khả năng suy xét là kỹ năng cần thiết trên đường đời dài đằng đẵng về sau của trẻ.

3. Năng lực tự nghiên cứu

Nhiều trẻ em thích nghiên cứu khi gặp những thứ mà chúng quan tâm. Đây thực sự là một phẩm chất rất tốt. 

Ai đã đạt được thành tựu gì, ắt hẳn đã phải khổ tâm nghiên cứu trong lĩnh vực đó trong thời gian dài. Những người chỉ nhìn bề ngoài khi gặp sự việc, không thích nghiên cứu, không đào sâu tìm hiểu thực chất, thì khó mà đạt được thành tựu. 

Tuy nhiên, dưới áp lực học tập như núi, nhiều em không có cơ hội để đào sâu nghiên cứu những điều chúng yêu thích. Mỗi ngày bọn trẻ đều phải làm cái này, làm cái kia một cách nhanh chóng dưới sự thúc giục của cha mẹ. Mong muốn học tập nghiên cứu những thứ chúng có hứng thú quả là việc quá xa vời.

day con
Thay vì giải quyết hết thảy rắc rối cho con, cha mẹ hãy hướng dẫn con phát triển năng lực tự nghiên cứu và giải quyết vấn đề. (Ảnh: wavebreakmedia/Shutterstock)

3. Biết cách sống đúng mực

Những người biết đối nhân xử thế và biết cách làm việc, dù không có học thức cao thì cuộc sống của họ cũng không hề kém cạnh ai.

Đối nhân xử thế này không chỉ có ở người trưởng thành. Ví dụ như hiếu kính cha mẹ, ông bà; lễ phép với người trên; biết ơn và đền đáp người đã làm điều tốt cho mình; biết quan tâm và chăm sóc những người xung quanh…, những phép tắc này cần được chỉ dạy cho trẻ từ nhỏ, lớn lên ắt hẳn biết cách sống đúng mực.

Tuy nhiên, để làm được điều này, trẻ cần phải học cách tự có trách nhiệm với bản thân trước, như tự chăm sóc mình, tự giác làm các việc của mình… thì sau đó mới có thể nghĩ đến chuyện vì người khác được.

Vậy mà hiện nay, nhiều “cục cưng” được cha mẹ bảo bọc quá mức, nhiều việc cá nhân có thể tự làm đều đã được cha mẹ ôm cho hết. Cha mẹ đừng mãi để con là những đứa trẻ, hãy cho con cơ hội được trưởng thành, cũng là chắp thêm đôi cánh cho con sau này có thể bay xa vậy.

Vision Times

Ngữ Yên biên tập