Trong mắt nhiều người, “người nghèo” là những người có gia cảnh nghèo khó, không đủ tiền lo cho cái ăn cái mặc. Tuy nhiên trên thực tế không có một khái niệm chính xác nào định nghĩa về “người nghèo”. Vì có nhiều loại “nghèo”, nghèo về điều kiện sống, nghèo về tinh thần và có loại nghèo về cách cư xử. 

ngheo
Thường xuyên đăng nội dung năng lượng tiêu cực, như không có tiền, cuộc sống không như ý, chỉ khiến người khác nghĩ rằng bạn nghèo về mặt tinh thần. (Ảnh: Nattapol_Sritongcom/ Shutterstock)

Mà người càng nghèo lại càng có thói quen đăng 3 loại tin này trên mạng xã hội. Tuy nhiên dù thế nào đi nữa bạn cũng đừng nên làm điều đó, nếu không muốn bị người khác chê cười.

1. Phát tán năng lượng tiêu cực

Trên mạng xã hội có những người thường xuyên đăng nội dung năng lượng tiêu cực, như không có tiền và cuộc sống không như ý. Những người này là điển hình của người nghèo về tinh thần, chỉ nhìn thấy sự thất bại của bản thân mà không nhìn thấy mặt sáng ngời của chính mình.

Kiểu người này có đặc điểm lớn nhất là thích đổ hết lỗi lầm cho người khác, hoàn toàn không nghĩ đến vấn đề của bản thân. Về lâu dài sẽ trở nên thiếu tinh thần nỗ lực, bản thân ngày càng chán chường, mất đi động lực thay đổi, thậm chí cuộc sống sẽ ngày càng nghèo đi.

Kiểu “nghèo nàn” về mặt tinh thần này có tác động rất lớn và sẽ trực tiếp gây ra những tổn thương về mặt tâm lý. Đăng những nội dung tiêu cực lên mạng xã hội cũng là một hành vi làm lãng phí thời gian.

Đối với những người thành công, họ sẽ chỉ dành nhiều thời gian hơn cho công việc và sẽ không có nhiều năng lượng tiêu cực như vậy. Nếu bạn muốn thay đổi tình trạng này, bạn có thể nghĩ nhiều hơn về điều hạnh phúc, tìm hiểu thêm về những việc làm của người thành công. Đặc biệt, những năng lượng tích cực lan tỏa có thể khiến bạn bè đồng nghiệp trở nên giàu có về tinh thần, điều này cũng có thể thay đổi điều kiện sống của họ thông qua những hành động thiết thực.

2. Đăng tin khoe của cải

ngheo 1
Thường xuyên đăng tin khoe của lên mạng chỉ khiến người khác nghĩ rằng bạn đang che đậy cái nghèo bằng cách phô trương của cải. (Ảnh: Khosro/ Shutterstock)

Nói chung, có hai kiểu người chuyên đăng tin khoe khoang sự giàu sang lên mạng: Một là người giàu đăng tin xa xỉ, đó chỉ là chuyện thường tình trong cuộc sống; hai là kiểu để thỏa mãn tâm lý khao khát được như những người giàu có.

Có lẽ điều mà hầu hết mọi người gặp phải là tình huống thứ hai, chính là che đậy sự thật rằng họ nghèo bằng cách phô trương sự giàu có của mình. Rốt cuộc, phần lớn bạn bè của những người giàu có đều là những người giàu có, cho dù là khoe khoang sự giàu có hay nghèo khó thật sự thì nhìn thoáng qua đều có thể biết.

Những người đăng loại tin tức này có thể được gọi là “nghèo” về mặt tâm lý và thường thì kiểu nghèo này chỉ xuất hiện sau khi bị ảnh hưởng bởi thực tế. Trong thâm tâm, họ không thể chấp nhận hoàn cảnh hiện tại và chỉ có thể thỏa mãn sự phù phiếm của mình bằng cách thể hiện trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, thế giới trực tuyến trên mạng là giả, và dù có bao nhiêu lời khen ngợi từ bạn bè, nó cũng không thể biến thành hiện thực. Sau khi ngắt kết nối Internet, mọi thứ lại trở về trạng thái ban đầu, nếu bạn không muốn tự mình làm việc chăm chỉ thì sẽ không có thay đổi, thậm chí bạn còn nghèo hơn.

3. Đăng tin về ăn uống

ngheo 2
Hễ được người khác đãi một bữa thì liền chụp ảnh khoe sẽ tạo cho người ta cảm giác rằng bạn khá tầm thường, tự mãn và khoe khoang. (Ảnh: Bobex-73/ Shutterstock)

Loại hoạt động thứ ba là hoạt động trong khi ăn, tức là khi đi ăn ở nhà hàng, thì không quên dùng điện thoại di động chụp một vài bức ảnh đẹp để đăng lên, rồi thu hút bình luận và lượt thích của mọi người.

Hành động này có thể được gọi là kém cỏi trong hành xử. Kiểu tình huống này chẳng qua là sự cao cấp hào nhoáng trong nhà hàng và nó so với tình trạng xuề xòa ở nhà thì tốt hơn nhiều, nhưng dưới tình huống hi hữu như vậy, mọi người đương nhiên sẽ muốn nắm lấy cơ hội và chụp vài bô ảnh đẹp.

Nhưng thực ra đây cũng là một tình huống tự lừa dối bản thân, nếu bạn đi ăn bằng chính năng lực của mình thì không có vấn đề gì. Nhưng nếu được người khác đãi một bữa thì sẽ tạo cho người ta cảm giác rằng bạn khá tầm thường, tự mãn và khoe khoang.

Suy cho cùng, những thứ này chỉ có được nhờ vào người khác chứ không phải dựa vào chính mình, chỉ có thể thỏa mãn nhất thời sự phù phiếm, nó hoàn toàn không thay đổi được hoàn cảnh của chính mình. Có thể nói, những người nghèo thường thích dùng những bức ảnh ăn uống kiểu này để chứng tỏ mình không nghèo.

Những thứ trên Internet là không thực tế và nếu chúng ta không nỗ lực thay đổi, chúng ta sẽ chỉ ngày càng nghèo hơn. Do vậy hãy ngừng làm 3 kiểu hành động này nếu bạn không muốn người khác có cái nhìn không tốt đẹp về bạn.