Các nhà bảo tồn ở Kenya (châu Phi) đã ghi được hình ảnh 2 chú hươu cao cổ màu trắng hiếm thấy trên thế giới, trên người chúng hoàn toàn không hề có hoa văn, cả người trơn nhẵn cứ như “quên mặc quần áo” vậy.

hươu cao cổ màu trắng
Hai con hươu cao cổ trắng bắt mắt.

Chương trình bảo tồn linh dương Hirola (Hirola Conservation Program) là tổ chức phi chính phủ của Kenya, họ đã khởi xướng việc bảo tồn loài động vật đang gặp nguy hiểm như linh dương Hirola.

Nhân viên tuần tra của tổ chức này mới đây đã chụp được hình ảnh 2 mẹ con hươu cao cổ màu trắng đang đi dạo trong rừng ở phía Đông Bắc Kenya. 

Được biết, sở dĩ những con hươu cao cổ này có màu trắng là do mắc chứng bạch biến (leucism) chứ không phải là bạch tạng (albinism). Chứng bạch biến là do sự suy giảm nhiều loại sắc tố ở động vật khiến cho lông mao, lông vũ và da trở thành màu trắng, còn chứng bạch tạng là do thiếu sắc tố đen.

Những cá thể động vật bị mắc chứng bạch biến được gọi là Leucism. Nhìn bên ngoài, người ta rất dễ bị nhầm lẫn màu trắng của loài Leucism với bạch tạng, nhưng trong di truyền học hoặc sinh lý học thì hai loại này hoàn toàn khác nhau.

Do khả năng sản sinh sắc tố đen của loài Leucism vẫn bình thường nên đồng tử mắt của chúng có màu đen, còn đồng tử của loài mắc bạch tạng là màu đỏ. Từ điều này, ta có thể phân biệt được những loài động vật có màu trắng là bạch biến hay bạch tạng.

hươu cao cổ màu trắng
So với những con hươu cao cổ bình thường, hươu cao cổ trắng có vẻ thu hút hơn.

Hươu cao cổ có thân hình to lớn, cao đến hơn 5 mét, chúng là loài động vật sống trên cạn cao nhất thế giới. Do thiếu sự bảo vệ của màu da thông thường, 2 con hươu cao cổ này hiển nhiên là vô cùng bắt mắt khi ở trên đồng cỏ, chúng sẽ rất dễ gặp phải sự tấn công của thú săn mồi và những kẻ săn bắt trái phép.

Vào tháng 1/2016, người ta lần đầu phát hiện ra hươu cao cổ màu trắng tại một vườn quốc gia ở Tanzania. Vì vậy cho đến nay, chúng ta chỉ mới nhìn thấy hươu cao cổ trắng tại Tanzania và Kenya.

Thanh Trúc

Xem thêm: