Một gia đình bình yên hay sóng gió phụ thuộc và cách ứng xử của các thành viên. Nhưng nói chung, để có thể đạt được sự hòa thuận trong nhà, chúng ta nhất định đừng mắc nợ “4 thứ” và đừng làm “5 việc” này.

ăn Tết
Một gia đình bình yên hay sóng gió phụ thuộc và cách ứng xử của các thành viên. (Ảnh: Dragon Images/Shutterstock)

4 loại nợ không nên có giữa người thân với nhau chính là:

1. Nợ tiền bạc

Mặc dù giữa người thân với nhau thì không cần quá rạch ròi hay phân biệt anh anh, em em mới tỏ ra là quý mến, nhưng người xưa có câu tục ngữ “Thân huynh đệ, minh toán trướng” ý nghĩa là anh em càng thân thiết, càng phải rõ ràng trong chuyện tiền bạc. Có một số món nợ giữa họ hàng với nhau rất khó để có thể giải quyết được, nhưng một số khoản nợ là không thể qua loa, đến lúc cần tính toán thì phải tính rạch ròi.

Thực chất sự rõ ràng trong tiền bạc không phải là điều gây bất hòa, mà ngược lại, rối rắm bất minh lâu dài mới là thứ tạo ra khoảng cách trong lòng.

Cho nên giữa người thân với nhau, chuyện tiền bạc càng nên rõ ràng về tiền và lợi ích.

2. Nợ trách nhiệm

Người ta ví cuộc đời giống như một sân khấu lớn, mà những người thân với nhau là đang đóng những vai diễn khác nhau như: cha, mẹ, chồng, vợ, con cái, anh, chị, em… Và mỗi vai trò lại đều mang một trách nhiệm và nghĩa vụ riêng.

Ví như phận làm con cần gánh vác trách nhiệm báo hiếu và phụng dưỡng cha mẹ, đây vừa là thực hiện trách nhiệm vừa là đang trả cái nợ ân đức bởi công lao cha mẹ vất vả sinh thành và nuôi dưỡng. 

Còn ở vai trò cha mẹ, cần có trách nhiệm nuôi dạy con cái nên người, có vậy mới không nợ nghĩa vụ đối với con. 

Là vợ chồng, cùng nắm tay nhau đến già, chung thủy và bao dung lẫn nhau, vậy mới không nợ nhau ân tình. 

Là anh em ruột thịt cần có trách nhiệm đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, như vậy mới không nợ nhau tình nghĩa.

3. Nợ ân huệ

Khi sống chung, chắc hẳn không ai muốn mắc nợ ân huệ, nhất là giữa những người thân với nhau.

Dĩ nhiên, món nợ ân huệ giữa những người thân là không dễ tính toán rạch ròi, bởi vì nó là tình cảm được sinh ra bởi sự can tâm tình nguyện và không nghĩ đến sự hồi đáp. Nhưng chính vì điều này mà chúng ta càng phải có lương tâm, càng nên chủ động coi trọng sự báo đáp. 

Công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ thật sự là to lớn đến mức chúng ta có dành cả đời cũng không thể đền đáp hết, vì vậy cần phải cố gắng hết sức để đền đáp nhiều nhất có thể.

Chúng ta ai rồi cũng sẽ già đi, vì vậy cũng cần truyền ngọn lửa yêu thương và biết ơn này cho con cháu về sau.

4. Nợ thời gian

Những người thân yêu của chúng ta không yêu cầu chúng ta phải đạt được thành tựu gì to lớn. Đối với họ, chỉ cần gia đình đoàn tụ, khỏe mạnh, tránh được tai ương, sống an vui, bình yên, so với ăn sơn hào hải vị thì ngày ba bữa cơm canh đạm bạc còn trân quý hơn.

Chúng ta không nên đợi đến khi “Tử dục dưỡng nhi thân bất đãi”, ý nghĩa là con muốn chăm lo mà cha mẹ không còn sống, lúc đó mới thấy thật hối hận. Vì vậy hãy dành nhiều thời gian nhất có thể để đồng hành và bù đắp cho những người thân yêu. Đó mới là không thiếu nợ thời gian dành cho người thân của mình.

Để gia đình hòa hợp, thì đừng làm 5 điều sau

gia đình hòa thuận
Đừng chờ đến khi cha mẹ già rồi mới lo phụng dưỡng, nợ ân đức của cha mẹ to lớn như trời biển, cả đời cũng không thể trả hết. (Ảnh: Image Point Fr/ Shutterstock)

1. Đừng khoe khoang trước mặt người thân

Khi mua một chiếc xe mới, mua một ngôi nhà mới hay một món đồ trang sức mới, hãy cố gắng tránh nhắc đến những điều đó trước mặt người thân và bạn bè. Sự khoe khoang này khiến ai nhìn thấy cũng cảm thấy không thoải mái, kể cả người thân của bạn cũng vậy.

2. Đừng hỏi về những vấn đề riêng tư

Bất kể mối quan hệ có tốt đẹp đến đâu thì trong lòng mỗi người đều có một góc riêng không muốn ai can dự vào. Cho nên, tôn trọng người ấy chính là tôn trọng tình cảm gia đình.

3. Đừng để người thân thanh toán hóa đơn

Dù là thân thích thì cũng cần đối với nhau thoáng đãng một chút. Mặc dù không đáng bao nhiêu tiền nhưng hãy cố gắng đừng để người kia cảm thấy không thoải mái. 

4. Đừng quên báo đáp

Khi gặp khó khăn hoặc rắc rối, chúng ta cần người thân và bạn bè xung quanh giúp đỡ. Vì vậy hãy luôn nhớ ơn và tìm cơ hội báo đáp, để người ấy cảm thấy được an ủi và vui vẻ hơn rất nhiều.

5. Không chỉ trích 

Dù sự việc tốt xấu thế nào cũng không cần chúng ta phán xét, nếu người thân, bạn bè chưa lên tiếng thì cũng bản thân chúng ta cũng đừng bao giờ nói quá nhiều.

Thay vào đó, chúng ta nên thể hiện sự quan tâm và nhắc nhở thiện chí, như vậy mới có thể giúp người thân của mình nhận ra vấn đề, đồng thời cũng không đẩy tình cảm thân tình đến chỗ bị sứt mẻ.