Nói về sự cân bằng giữa thể xác và tinh thần, thói quen nào gây ra thiệt hại lớn nhất cho vận mệnh, thì một là luôn luôn than phiền, hai là hay tức giận. 

Bài viết của Tiến sĩ Lạc Tang Gia Tham, thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.

noi dau
(Ảnh: KieferPix/ Shutterstock)

Cuốn sách “Y học hạnh phúc: Y học dự phòng về cơ thể, tâm trí và trí tuệ của người Tây Tạng” do Thời báo Đài Loan xuất bản, được viết bởi Tiến sĩ Lạc Tang Gia Tham, đề cập rằng than phiền tương đương với việc liên tục khắc sâu thêm ấn tượng của nạn nhân, thêm một lần nhắc là thêm một lần tổn thương. Than phiền trở thành một thói quen, điều này không chỉ ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn mà thậm chí máu cũng trở nên bị vẩn đục. Than phiền có nhiều hình thức khác nhau, trong đó có một số hình thức là không dễ phát hiện.

Ví dụ, “Cứ mưa mãi thế này thì người cũng nổi mốc lên mất thôi!” Người nói câu này tưởng rằng mình chỉ đang nêu một sự việc, nhưng thực ra nó còn chứa đựng yếu tố than phiền. Cũng là mùa mưa nhưng một người khác có thể nói: “Mình mua được chiếc ô này tốt quá, tán ô to mà vẫn nhẹ, còn che được cho cả 2 người.” Một khi bạn đi từ oán trách trời đất sang cảm tạ trời đất, tư tưởng bạn thay đổi, hoàn cảnh cũng thay đổi theo, mọi thứ bạn nhìn thấy đều đẹp đẽ, đây chính là thế giới thực được nhìn qua con mắt của trí tuệ.

Tác giả cuốn sách cũng chia sẻ một trong những câu chuyện của ông. Ông được một người bạn dạy cho tiếng Đài Loan, chữ “sư” trong từ “sư tử” và từ “tây” trong từ “đông tây”, trong tiếng Đài Loan có âm gần giống nhau. Ông liên tưởng rằng Tây Tạng ở phía tây, ông thích những câu chuyện về Thần thú, mà Thần thú do Bồ Tát Văn Thù cưỡi lại cũng là sư tử, liên kết hai điều này lại, hình ảnh hóa những điều vừa học, vừa thú vị vừa dễ nhớ. Ông cũng lại học được hai câu: Người vui vẻ, bước ra cửa dắt theo 3 con sư tử (đọc đồng nghĩa với chữ “tây”) tên là: nhìn đông nhìn tây, ăn đông ăn tây, mua đông mua tây; người không vui vẻ, bước ra cửa dắt theo 3 con sư tử tên là: ghét đông gét tây, oán đông oán tây, mắng đông mắng tây. Ông nói rằng người có tâm trạng vui vẻ, hài hước, đi đến đâu cũng thấy mọi thứ thú vị. 

Ông cũng kể một câu chuyện khác, khi gặp bão tố trên một hòn đảo xa xôi, máy bay không chịu cất cánh, phà không mở, không thể làm gì khác hơn là phải ở lại. Tuy nhiên, ông lại điều bất lợi không thể thay đổi thành niềm vui khác, trong lòng thầm cảm thấy may mắn khi có được thêm hai ngày nghỉ phép.

Càng ít than phiền hơn, sức mạnh nâng hạng bản thân càng lớn hơn

noi dau
Rắc rối và đau đớn không phải để hành hạ con người, mà chính là hồi chuông nhắc nhở chuẩn bị nâng cấp bản thân, do đó đừng nên lãng phí thời gian một cách vô ích. (Ảnh: Maroke/ Shutterstock)

Tiến sĩ Lạc Tang chỉ ra rằng những người dành thời gian cho việc chán ghét, phàn nàn, thực sự bị thua thiệt. Không dễ dàng để có mặt trên địa cầu này, tuổi thọ cuộc đời này là có hạn, thời gian dành để trải nghiệm, hạnh phúc và học tập tu hành mới là không uổng phí. Những muộn phiền, lớn nhỏ trong cuộc sống thường khiến người ta không nhẫn nổi, cũng phải đẩy ra vài tiếng thở dài. Mà trên thực tế, có thể còn hơn cả vài tiếng thở dài. Theo thống kê của các học giả, những người chưa bao giờ thực hành thiền định và thanh lọc tâm hồn của họ phàn nàn khoảng 15 đến 30 lần một ngày, con số này hẳn không phải ít.

Học y tế dự phòng, sự tự giác nhận thức là rất quan trọng. Bệnh tật chẳng qua là vô thường, trong vô ý mà dẫn đến ốm đau thì thật đáng tiếc. Nếu bạn muốn tránh tình trạng này, bạn có thể bắt đầu luyện tập bằng cách giảm bớt tiếng thở dài, tự nhắc nhở mình: “Ôi, mình lại thở dài rồi”, “Ôi, mình lại mắng người rồi.” Trước tiên, hãy nhận thức điều đó, sau đó sửa chữa lại hành vi của mình, thực hành điều này mỗi ngày. 

Với việc thực hành nhận thức, bạn có thể nhanh chóng phát hiện ra nếu có một tình trạng nhỏ trong cơ thể mình, bạn có thể giải quyết nó nhanh chóng, hay khi tâm trí bạn bị mây đen bao phủ, trước khi cơn giận của bạn sắp vượt khỏi tầm kiểm soát, bạn có thể bình tĩnh trong 6 giây để kiểm soát tình hình. Tất cả đều là tác dụng của nhận thức. Nếu không muốn bị điều khiển, hãy lấy lại quyền làm chủ cuộc sống của chính mình.

Một ngày nọ, tôi chợt nhận ra rằng cái gọi là rắc rối và đau đớn không phải để hành hạ con người, mà chính là hồi chuông nhắc nhở nên trau dồi và chuẩn bị nâng cấp bản thân, do đó đừng nên lãng phí thời gian một cách vô ích. Ví như nói có sỏi ở thận, niệu quản thì cần đến bệnh viện, nhờ bác sĩ giúp bóp vụn và tống ra ngoài, cũng thật khó chịu. Còn nếu có một viên sỏi lớn trong tim bạn mà không thể đặt xuống, bác sĩ cũng không thể tán loại sỏi này, mà bạn phải là người tự mình tìm hiểu, tự giải quyết lấy. Tương tự như vậy, nhận thức về bản thân là bước đầu tiên.

Có hai loại sư tử, một loại hay gầm gừ, một loại dũng cảm và nỗ lực

Nếu bạn nhận ra rằng cuộc sống của bạn dường như có một chút cay đắng, xin chúc mừng, bạn đã nhận được một “vé nâng hạng” bản thân. Nhưng để thực sự tiến lên một cấp độ, bước tiếp theo chính là luyện tập. Hãy sử dụng những tình huống khiến bạn cảm thấy đau đớn để luyện tập, học cách tận hưởng trong nỗi đau, thưởng thức nỗi đau, chuyển hóa nỗi đau, trải nghiệm nỗi đau và cảm nhận hạnh phúc, đồng thời nghĩ rằng mọi người đều không thích đau đớn giống như bạn, vì vậy đừng nên áp đặt nỗi đau này lên cho người khác.

Nếu bạn vẫn có thể cười, hài hước và chống đỡ ngay cả trong một tình huống rất, rất tệ, điều đó có nghĩa là bạn đã luyện tập tốt. Tìm kiếm hạnh phúc trong đau khổ và hạnh phúc nảy sinh từ đau khổ là một kiểu hạnh phúc ở cấp độ cao, một kiểu hạnh phúc có nhiều sự đồng cảm. Nó rất khác với thú vui đơn thuần thỏa mãn khao khát của con người. Tiến sĩ Lạc Tang nói thêm, hãy cố gắng thuần hóa con sư tử nơi nội tâm, và “nâng cấp” nó từ một con sư tử phàn nàn và bất mãn thành một con sư tử có trí khôn và lòng biết ơn như Thần thú sư tử của Bồ Tát Văn Thù. Sau khi lên cấp, bạn sẽ thấy rằng chuyến đi tới Trái đất này thực sự rất thú vị. Từ nay chỉ có lúc vui, không có lúc để than thở.