Tuổi teen (từ 12 tới 19) luôn là lứa tuổi khiến các bậc phụ huynh phải đau đầu.

Khi quyết định mở rộng phạm vi đối tượng chữa trị cho cả các thiếu niên, tôi tưởng rằng mình có thể giúp được tất cả những thiếu niên đang gặp khó khăn và đưa gia đình của họ trở lại đúng hướng. Nhưng sau đó tôi nhanh chóng nhận ra thói quen sống của một đứa trẻ ở độ tuổi teen hầu như đã được hình thành đầy đủ và những gì xảy ra trước những năm thiếu niên mới là điều quan trọng.

Phát triển một thái độ tích cực: Nếu bạn muốn con bạn vui vẻ, lạc quan, trung thực, có tinh thần lành mạnh và biết tôn trọng thì bạn phải vui vẻ, lạc quan, trung thực, có tinh thần lành mạnh và biết tôn trọng!

Có nhiều cách để đạt được mục tiêu này. Những điều cơ bản nhất là: có trách nhiệm, phải biết rằng tất cả các hành động đều sẽ có hậu quả và luật pháp ở mọi cấp độ được đưa ra là để bảo vệ chúng ta; chúng ta phải tôn trọng luật pháp và những người thực thi chúng.

chang co nguoi thu 3 nao pha vo duoc mot gia dinh hanh phuc Duvietcom image
(Ảnh: Shutterstock)

Đầu tiên, hãy truyền cho con bạn thái độ sống có trách nhiệm. Một trong những công cụ tốt nhất mà tôi biết để giúp con bạn học cách có trách nhiệm là sử dụng đồng hồ báo thức ngay từ khi còn nhỏ. Trước khi trẻ bắt đầu vào lớp một, thậm chí có thể là mẫu giáo, chúng cần phải biết cách đọc số trên đồng hồ điện tử. Nếu không, hãy dạy chúng cách đọc!

Hãy nói với chúng rằng chúng phải ở trên giường cho đến khi chuông báo thức reo và phải dậy ngay khi có tiếng chuông reo. Đừng nói với chúng về nút báo lại, chúng sẽ ngay lập tức tìm hiểu về điều đó. Thảo luận với chúng điều gì tốt sẽ xảy ra khi chúng cư xử như người lớn và tự mình thức dậy. Trẻ con rất thích trường học và ghét phải nghỉ học dù chỉ một ngày. Vì vậy, nếu không thức dậy, chúng sẽ bỏ lỡ ngày học đó vì bạn sẽ giữ chúng ở nhà hoặc gửi ở nơi khác và đón chúng về nhà muộn, nhưng đừng đưa chúng đến nhà bà nội/ngoại để vui chơi ở đó. Chắc chắn rồi, chuyện này sẽ làm rối tung rối mù một ngày của bạn. Nhớ cho bọn trẻ biết điều đó nữa. Tất cả trẻ em đều mong muốn làm cho cha mẹ của chúng hạnh phúc, tự hào và cố gắng làm nhiều điều tốt hơn nữa để hài lòng cha mẹ.

Khi trẻ có thể tự thức dậy và rời khỏi giường, chúng sẽ ngay lập tức chấp nhận các nghĩa vụ khác. Việc đánh răng, chọn quần áo để mặc, ăn sáng sẽ dễ dàng trở thành những thói quen hàng ngày của chúng.

làm việc nhà, dọn dẹp nhà cửa
(Ảnh: Shutterstock)

Thứ hai, để dạy con rằng bất kỳ hành động nào cũng sẽ có hậu quả, bạn và con phải biết những gì sẽ chờ đợi chúng. Trước khi vi phạm điều gì đó, chúng cần biết hậu quả sẽ như thế nào. Khi giải thích một quy tắc cho con bạn, hãy hỏi con những điều tốt hay xấu mà con nghĩ sẽ đến khi tuân theo hoặc không tuân theo quy tắc và điều gì nên xảy ra nếu con không tuân thủ quy tắc. Đừng ngạc nhiên nếu chúng đề xuất một hình phạt tồi tệ hơn hình phạt mà bạn định đưa ra. Điều này giúp bạn có cơ hội trở thành “người tốt” và ít nghiêm khắc hơn trong mắt con mình.

Thứ ba, bắt đầu nuôi dạy con cái theo phong cách nghiêm khắc. Có lần, tôi đã hỏi vài trăm bạn trẻ trung học và đại học xem chúng có cảm thấy cha mẹ chúng nghiêm khắc hơn những bậc phụ huynh thông thường hay những người dễ dãi hơn không. Hầu hết nói “Họ ở mức trung bình“. Tuy nhiên, một nhóm khác nói:Trước đây họ thực sự rất dễ tính, nhưng giờ họ nghiêm khắc đến mức em thậm chí cứ đi là bị mắng. Nhiều em khác trả lời: Khi em còn nhỏ, họ thực sự rất nghiêm khắc, nhưng khi em bắt đầu học trung học, bố mẹ đã dễ tính hơn!”

Khi tôi hỏi bọn trẻ tại sao chúng nghĩ rằng cha mẹ chúng đã thay đổi phương pháp và trở nên nghiêm khắc hơn thì câu trả lời phổ biến nhất là: Em gặp rắc rối ạ!”. Những ai có cha mẹ nghiêm khắc lúc đầu và dễ tính về sau trả lời rằng chúng chưa bao giờ gây chuyện, Em đoán là bố mẹ em nghĩ rằng họ không phải lo lắng về em nữa và họ thực sự là không phải lo lắng nữa“.

Chuyển từ thái độ nghiêm khắc sang khoan dung dễ dàng hơn nhiều so với đi theo hướng ngược lại!

Thứ tư, mong đợi điều tốt nhất: Tôi thường hay nghe các bậc phụ huynh nói: “Bây giờ thì cháu nó là một đứa trẻ ngoan, nhưng tôi sợ đến lúc teen teen thì không biết nó sẽ thế nào“, hoặc “Tôi không biết mình sẽ phải làm gì khi chúng tới tuổi lấy bằng lái xe. Tôi thấy sợ khi nghĩ về chuyện đó! ”. Khi tôi hỏi tại sao họ lại sợ thì câu trả lời là: “Anh thừa biết là bọn choai choai sẽ như thế nào!“. Và tệ hơn là họ nói điều đó trước mặt bọn trẻ.

Tại sao không nói điều gì đó như: “Tôi rất mong đến lúc Joel nhận được bằng lái xe. Tôi biết cháu nó sẽ là một tài xế giỏi và tôi có thể nhờ cháu giúp tôi làm tất cả các việc lái xe lặt vặt mà tôi phải làm!”. Hãy chắc chắn rằng những đứa trẻ cũng nghe thấy điều đó. Khi bạn lái xe, hãy tuân thủ luật đi đường và lái xe theo cách mà bạn muốn con bạn sẽ lái.

Lam viec nha 1
(Ảnh: fizkes/Shutterstock)

Thứ năm, tôn trọng luật pháp và những người thực thi pháp luật. Ngày nay, trẻ em hay ghét hoặc sợ cảnh sát khi nghe các phương tiện truyền thông nói về sự tồi tệ của cảnh sát. Đó là tin giả. Nhiều cảnh sát là người tốt, trung thực và đáng kính. Hãy đưa bọn trẻ đang học cấp 2 hoặc trung học đến chơi với những cảnh sát tử tế trên đường phố hoặc tại đồn cảnh sát địa phương và kết bạn với họ.

Nếu bạn đang lái xe và bị cảnh sát vẫy lại, hãy nhớ bọn trẻ đang ở cùng bạn, đừng tỏ ra sợ hãi! Hãy xử sự với cảnh sát bằng sự tôn trọng mà họ xứng đáng được hưởng, thừa nhận lỗi lái xe của bạn và giải thích cho con bạn tại sao hành vi vi phạm đó có thể gây nguy hiểm cho bạn và những người lái xe khác, đồng thời cho chúng biết rằng, giống như các luật khác, luật giao thông áp dụng cho tất cả các lái xe, bao gồm cả bạn và bọn trẻ .

Cuối cùng, nếu chúng ta thể hiện cho bọn trẻ hành xử thế nào mới đáng mặt người lớn thì chúng sẽ tôn trọng chúng ta, yêu thương chúng ta và nếu gặp khó khăn khi phải đưa ra quyết định gì đó, chúng sẽ cảm thấy thoải mái khi đến xin lời khuyên của chúng ta. Nếu không, thì có nghĩa là ta đã làm chúng thất vọng!

Việc nuôi dạy con cái ở tuổi teen thực sự bắt đầu khi chúng được sinh ra. Cách nuôi dạy con tốt nhất, như tôi đã nói trước đây, bạn muốn con mình như thế nào thì hãy trở thành người như thế!

Hãy sống vui vẻ cùng với gia đình, và cầu Chúa sẽ tiếp tục ban phước cho bạn.

Tác giả: Tiến sĩ Parnell Donahue là một bác sĩ nhi khoa, cựu quân nhân, tác giả của bốn cuốn sách và chủ nhân blog ParentingWithDrPar.com, đồng thời là người dẫn chương trình “Những vấn đề về nuôi dạy con cái” của WBOU. Ông và vợ là Mary, có bốn người con đã trưởng thành; tất cả đều có bằng Tiến sĩ, hai người cũng là Tiến sĩ. Liên hệ với ông tại Parenting-Matters.com.

Mai Hiền dịch (Theo The Epoch Times)

Xem thêm: