Sau hàng chục năm nghiên cứu, lần đầu tiên giống lúa có khả năng chịu mặn đã được các nhà khoa học Trung Quốc trồng thành công, hy vọng sẽ giải quyết được vấn đề lương thực cho 200 triệu người.

lúa có khả năng chịu mặn
Cánh đồng nơi thử nghiệm trồng lúa nước mặn (Ảnh chụp màn hình)

Nhóm nghiên cứu dưới sự chỉ đạo của nhà khoa học, giáo sư nông nghiệp Yuan Longping (Viên Long Bình), công tác tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Lúa chịu Mặn-Kiềm của huyện Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc – người được mệnh danh là “cha đẻ của lúa lai” Trung Quốc.

Khoa học gia Trung Quốc tạo thành công giống lúa chịu mặn, hứa hẹn giải quyết lương thực cho 200 triệu dân
(Ảnh chụp màn hình)

Các nhà khoa học Trung Quốc trồng thử nghiệm lúa trong nước biển pha loãng, và đã thu được một vụ mùa bội thu khả thi về mặt thương mại. Họ đã trồng 200 giống lúa khác nhau vào vụ Xuân tại các khu vực ven biển Thanh Đảo ở tỉnh Sơn Đông (ở miền đông Trung Quốc) và sau đó kiểm tra khả năng phục hồi của nó với đất mặn-kiềm và nước biển pha loãng.

Khoa học gia Trung Quốc tạo thành công giống lúa chịu mặn, hứa hẹn giải quyết lương thực cho 200 triệu dân
(Ảnh chụp màn hình)

Kiểm tra cho thấy có 4 giống lúa đạt kết quả đầy hứa hẹn. Nếu trồng thành công trên quy mô lớn, những giống lúa chịu mặn này có thể biến những khu vực không thể canh tác trước đây thành những vùng đất sản xuất nông nghiệp.

Để kiểm tra khả năng phục hồi của lúa trong môi trường kiềm – muối, các nhà khoa học đã bơm vào khu trồng thử nghiệm nước mặn từ biển Hoàng Hải, thuộc địa phận Thanh Đảo. Ban đầu, nước biển pha loãng có độ mặn 0,35%, sau đó tăng dần lên mức 0,6%.

Khoa học gia Trung Quốc tạo thành công giống lúa chịu mặn, hứa hẹn giải quyết lương thực cho 200 triệu dân
(Ảnh chụp màn hình)

Mặc dù các nhà nghiên cứu chỉ dám hy vọng sản lượng đạt khoảng 4,5 tấn/ha, nhưng theo kết luận của Liu Shiping, giáo sư nông nghiệp tại Đại học Dương Châu, kết quả kiểm tra đã vượt xa sự mong đợi. Bốn giống lúa được đề cập ở trên đã cho năng suất từ 6,5-9,3 tấn/ha. Trong khi một số giống lúa hoang vốn được biết là sống tốt trong môi trường nước mặn hiện có, thường chỉ mang lại 1,125-2.25 tấn/ha.

Truyền thông nước ngoài đưa tin về kết quả nghiên cứu khoa học quan trọng này của Trung Quốc:

Sản lượng của các giống lúa có khả năng chịu mặn này có thể mang lại những lợi ích kinh tế đáng kể. Theo giáo sư Yuan: “Nếu một người nông dân trồng một số loại lúa chịu mặn đang có hiện nay, có thể sẽ chỉ thu hoạch được 1.500 kg/ha. Như vậy rõ ràng là không hề có lãi, và thậm chí còn lỗ. Người nông dân sẽ có động lực để trồng lúa nếu chúng ta có thể tăng năng suất lên gấp đôi.”

Để vinh danh nhà nghiên cứu chính, người ta đặt tên cho giống lúa này là “Yuan Mi” (Viên Mễ). Hiện tại, nó đang được bán với giá 50 tệ/kg, đắt gần 10 lần so với gạo thường đang bán trên thị trường. Mặc dù giá cao, nhưng sau gần 3 tháng, 6 tấn lúa giống đã được bán ra nhờ hương vị và chất lượng tốt của loại gạo này.

Nó được đánh giá là mang lại lợi ích cho sức khỏe. Bởi lẽ trong môi trường nước mặn, nhiều loại vi khuẩn gây bệnh không thể phát triển, làm tăng khả năng chống chịu sâu hại của cây lúa. Đồng thời, sẽ giúp nông dân giảm lượng thuốc trừ sâu sử dụng. Dự kiến cuối năm, doanh thu từ giống gạo này có thể đạt 10 triệu tệ (khoảng 34,3 tỷ VND).

Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục cải tiến giống lúa này và kỹ thuật canh tác để lúa có khả năng chịu mặn có thể sớm được trồng trên diện rộng, và trở thành một trong những cây trồng chủ lực của khu vực. Bởi vậy, trong tương lai không xa, giá bán sẽ giảm do sản lượng gạo tăng lên.

Khoa học gia Trung Quốc tạo thành công giống lúa chịu mặn, hứa hẹn giải quyết lương thực cho 200 triệu dân
(Ảnh chụp màn hình)

Hiện tại, Trung Quốc có khoảng 100 triệu ha đất muối kiềm và 1/5 trong số đó là không thể canh tác nông nghiệp. Nếu người nông dân tiến hành trồng thử nghiệm loại lúa chịu mặn mới trên những vùng đất trước đây không thể canh tác, có thể sẽ có cải thiện đáng kể. Giống lúa chịu mặn có thể vô cùng hữu ích cho người dân Đông Nam Á, bởi lẽ khu vực này có hàng triệu ha đất không thể sử dụng canh tác do độ mặn cao.

Theo Inhabitat
Minh Hùng

Xem thêm: