Cùng đến với chia sẻ về niềm đam mê làm vườn của Felicia – cô gái Việt Nam hiện đang sinh sống và làm việc tại New South Wales, Úc.

Posted by Humans Who Grow Food on Thursday, September 24, 2020


“Tôi lớn lên tại thành phố HCM, Việt Nam và là một người rất yêu thiên nhiên. Sau khi kết hôn, tôi chuyển đến sống ở Đan Mạch vài năm. Thời tiết lạnh lẽo nơi đây khiến tôi không thể trồng trọt các thứ và khiến tôi nhớ Việt Nam, quê hương tôi.

Một ngày nọ, tôi nảy ra ý định thử trồng khoai tây từ một vài củ nảy mầm còn sót lại trong bếp. Vài tháng sau, khoảnh khắc được đào lên những củ khoai tây do chính mình trồng thật thú vị. Lần đầu tiên trong đời tôi được nếm thử khoai tây còn tươi nguyên. Cảm giác này đã thôi thúc tôi trồng một vườn rau của riêng mình.

Posted by Humans Who Grow Food on Thursday, September 24, 2020

Posted by Humans Who Grow Food on Thursday, September 24, 2020


Ngoài niềm yêu thích làm vườn và coi mảnh vườn như một “khu bảo tồn thiên nhiên”, tôi còn rất hào hứng khi biết rằng những gì tôi ăn là hoàn toàn hữu cơ và tự nhiên. Mọi thứ được trồng tại nhà sẽ ngon hơn rất nhiều.

Posted by Humans Who Grow Food on Thursday, September 24, 2020

Posted by Humans Who Grow Food on Thursday, September 24, 2020

Bây giờ tôi sống tại thành phố Maitland, bang New South Wales, nước Úc. Tổng khu vườn của tôi có diện tích khoảng 500m2; và 400m2 trong đó đã được tôi chuyển đổi thành một “khu vườn bếp”. Tôi cố gắng sáng tạo công thức phân trộn của riêng mình bằng cách sử dụng thức ăn thừa từ nhà bếp, rác thải trong vườn và phân từ chuồng gà nhà tôi. Để hạn chế sâu bệnh, tôi sử dụng phương pháp trồng chung một số loại cây với nhau. Tôi cũng bảo vệ nông sản của mình bằng lưới và bẫy ruồi đục quả hoặc phun nước ớt/tỏi cho rau trồng tại nhà.

Posted by Humans Who Grow Food on Thursday, September 24, 2020


Vấn đề khó khăn nhất tôi phải đối mặt là khí hậu khô, nóng của nước Úc. Mặc dù nhiệt độ ở đây đủ cao để trồng các sản phẩm nhiệt đới nhưng lại không có nhiều mưa như vùng nhiệt đới gió mùa và rất khó để giữ nước cho cây trồng, đặc biệt là những lúc hạn hán. Vào mùa đông, một nửa vườn rau nhà tôi không được chiếu sáng vì mặt trời không lên cao, nhà cửa, cây cối phủ xuống nhiều bóng râm.

Posted by Humans Who Grow Food on Thursday, September 24, 2020


Tôi và chồng được ăn các thực phẩm hữu cơ tươi ngon mà chúng tôi biết rõ hoàn toàn không chứa bất kỳ loại hóa chất nào. Chúng tôi còn có thể đi dạo trong vườn và chọn lấy những thứ mình cần. Niềm vui mà tôi cảm nhận được từ việc làm vườn và ăn rau quả tươi chính là phần thưởng lớn nhất. Điều này giống như một phương pháp trị liệu và tập thể dục miễn phí cho tôi tại nhà hằng ngày.

Posted by Humans Who Grow Food on Thursday, September 24, 2020

Posted by Humans Who Grow Food on Thursday, September 24, 2020


Tôi là thành viên của chợ hữu cơ Slow Food (tạm dịch: thức ăn chậm) tại địa phương, nơi cứ khoảng 2 tuần, tôi sẽ bán các thực phẩm không dùng hết của mình. Tại đây tôi cũng chia sẻ hạt giống, các mẹo và thủ thuật để trồng thực phẩm hữu cơ lành mạnh với những người làm vườn khác. 

Posted by Humans Who Grow Food on Thursday, September 24, 2020

Posted by Humans Who Grow Food on Thursday, September 24, 2020


Lúc mới bắt đầu, tôi chưa hề có kiến thức gì về việc làm vườn. Tôi đã học bằng cách thử và sai rồi thử lại. Tôi sử dụng internet, kết nối với cộng đồng và đọc các sách về làm vườn. Nếu một cô gái thành thị như tôi vẫn học được cách trồng thực phẩm thì tôi tin rằng ai cũng có thể làm được. Vì vậy, đừng bỏ cuộc!”

Theo Humans Who Grow Food
Đỗ Hoàng dịch

Xem thêm: