Trong cơn cám dỗ hiện tại, làm thế nào để kiềm chế bản thân và kiểm soát ham muốn của mình?

kiểm soát ham muốn
(Ảnh: Voyagerix/ Shutterstock)

Có đủ loại cám dỗ trong cuộc sống, đó là kẻ thù lớn nhất cản bước chúng ta trên con đường thành công. Chỉ có kỷ luật tự giác, chúng ta mới có thể hoàn thành tốt hơn mục tiêu của mình. Vậy trước cám dỗ, làm thế nào chúng ta có thể kiềm chế bản thân, kiểm soát ham muốn và trở thành một người có kỷ luật?

Trong thế giới muôn màu muôn vẻ này, chúng ta sẽ không tránh khỏi những ham muốn khác nhau, ví dụ như có người ham tiền, có người ham sắc tình, có người thích đồ ăn, v.v.. Đây đều là những biểu hiện của dục vọng. Mặc dù sự thỏa mãn dục vọng có thể mang lại một chút vui sướng cho con người, nhưng nếu buông thả quá mức sẽ gây tổn hại về thể chất, tinh thần, gây tổn hại đến sức khỏe và thậm chí là tuổi thọ.

Triết gia Khổng Tử từng nói: “Quân tử hữu tam giới: Thiểu chi thì, huyết khí vị định, giới chi tại sắc; cập kỳ tráng dã, huyết khí phương cương, giới chi tại đấu; cập kỳ lão dã, huyết khí ký suy, giới chi tại đắc.”  Đại ý là: Quân tử có ba điều cần tránh: Khi còn trẻ, khí huyết chưa đầy đủ, nên tránh tình dục; khi khỏe mạnh cường tráng, khí huyết mạnh, nên tránh tranh đấu; khi đã già, khí huyết suy yếu, phải tránh tham lam.

Nhà nho Phương Hiếu Nho sống vào đầu thời Minh nói: “Sở thích và ham muốn hại hơn nhiều so với lưỡi kiếm. Mọi người chỉ chú ý đến thiệt hại do lạnh và nóng gây ra, mà không xem xét việc ngăn chặn những tai họa do thèm ăn và ham muốn.”

Vị quan chức nổi tiếng vào cuối triều đại nhà Thanh, Tăng Quốc Phiên, nói: “Một phân tinh thần một phân sự nghiệp, mười phân tinh thần mười phân sự nghiệp.” Ông cũng đã đề xuất 3 giới luật cho những thói quen xấu của mình: Một là bỏ hút thuốc, hai là ngừng nói dối, ba là giới cấm bất kính, đó cũng chính là kiêng quan hệ tình dục. Ông cố gắng mỗi ngày thực hiện tốt 3 điều, rất thận trọng và cẩn thận, và sau đó cũng đã làm được.

Trên thực tế, từ xưa đến nay, có rất nhiều tấm gương biết kiềm chế dục vọng, tránh xa cám dỗ, rất đáng để chúng ta học hỏi. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng những phương pháp dưới đây để kịp thời cắt đứt, tránh xa cám dỗ và chuyển hướng sự chú ý.

shutterstock 1810368301
(Ảnh: Pormezz/ Shutterstock)

1. Tìm ra nguyên nhân khiến bản thân mất kiểm soát 

Hãy suy nghĩ cẩn thận về thời điểm bạn bắt đầu mất tự chủ, phân tích và tìm ra nguyên nhân rồi ghi lại. Vì chỉ khi tìm ra nguyên nhân mới có thể kê đơn thuốc phù hợp.

2. Khi đối mặt với sự cám dỗ, hãy kịp thời cắt đứt và trì hoãn sự thỏa mãn

Hãy kìm hãm những mong muốn và nhu cầu mà bạn muốn thỏa mãn, đồng thời rời xa nguồn cám dỗ càng sớm càng tốt, bạn có thể hít một hơi thật sâu, thiền định trong vài phút, nghĩ đến những điều vui vẻ khác, để đánh lạc hướng tư tưởng mình. Nói chung, cảm giác thèm muốn của bạn sẽ giảm đi nhiều sau vài phút.

Sau khi có những suy nghĩ mất kiểm soát, bạn cũng có thể quay lại và làm điều gì đó mình thích để cắt ngang cảm giác đối mặt với cám dỗ.

Kéo dài thời gian có thể có tác dụng làm giảm ham muốn ở mức độ lớn, điều quan trọng là phải dừng ý nghĩ ham muốn và rời xa nguồn gốc khiến bạn phát sinh ham muốn.

3. Sẽ kiểm soát bản thân tốt hơn nếu bạn tăng chi phí cho các nhu cầu

Chi nhiều tiền để mua một số công cụ học tập, cái giá rất lớn mà chúng ta đã phải trả sẽ khiến chúng ta tập trung hơn vào vấn đề này.

Đặt trình bảo vệ màn hình của điện thoại di động của bạn thành “Nếu bạn không cố gắng, bạn sẽ già đi”, để bạn có thể xem nó bất cứ lúc nào.

Nếu bạn muốn giảm cân bằng cách tập thể dục, bạn cần phải chi rất nhiều tiền cho thẻ tập thể dục hàng năm hoặc đóng học phí. Do đó nếu bạn muốn khiến bản thân đau lòng và không muốn lãng phí số tiền đã bỏ ra, bạn sẽ từ chối sự cám dỗ và kiên quyết đến phòng tập thể dục.

4. Suy nghĩ rõ ràng về ý nghĩa khi làm một việc gì đó, hoặc cho nó một sứ mệnh thật to lớn

Nếu bạn muốn tiếp tục làm một việc gì đó, bạn phải suy nghĩ rõ ràng về lý do tại sao bạn làm việc đó, sau đó gắn cho nó một sứ mệnh thật to lớn để có thể theo đuổi đến cùng. 

5. Thay đổi nhỏ, điều chỉnh từng bước và hình thành thói quen

Đôi khi, nếu chúng ta được yêu cầu thực hiện những thay đổi rất lớn ngay lập tức, chúng ta sẽ phản kháng theo bản năng hoặc tìm đủ mọi lý do để trì hoãn.

Vì vậy, chúng ta cần bắt đầu với một số điều nhỏ nhặt, rồi dần dần tăng cường, trau dồi thói quen và ý thức của chính mình.

Ví dụ, nếu bạn muốn chạy bộ vào buổi sáng, bạn có thể đi bộ chậm 50 mét vào ngày đầu tiên, sau đó tăng dần số lượng mỗi tuần. Vì nhiệm vụ này rất nhỏ và đơn giản, có thể hoàn thành ngay nên cũng sẽ giảm thiểu rất nhiều khả năng trì hoãn và trì trệ.

6. Tránh xa nguồn cám dỗ

Kết bạn nhiều hơn với những người bạn tích cực và có kỷ luật. Tránh xa những người có khả năng tự chủ kém, giảm bớt những thứ xung quanh làm ảnh hưởng đến sự tự chủ của bạn và tránh xa nguồn cơn luôn cám dỗ bạn.

7. Đừng quên mục đích ban đầu

Hít một hơi thật sâu, bình tĩnh lại và tự hỏi bản thân rằng có thực sự muốn từ bỏ hay không. Những nỗ lực to lớn trước đây sẽ uổng phí như thế nào nếu bạn dừng lại. Và tại sao bạn không nghĩ về nó ngày hôm nay và bắt đầu thỏa mãn mong muốn của bạn vào ngày mai?

Mỗi khi bạn có một ham muốn mạnh mẽ, bạn có thể bình tĩnh và tự hỏi mình những câu hỏi này.

8. Tìm một hình mẫu và tạo ra một môi trường tích cực

Đôi lúc, khi chúng ta làm việc gì đó, rất khó để một người kiên trì, nhưng nếu có một môi trường tốt và một nhóm bạn cùng chí hướng, chúng ta có thể động viên lẫn nhau, thì tự nhiên chúng ta sẽ có thể kiên trì được.

Đồng thời, hãy tìm cho mình một tấm gương thành công để bản thân có mục tiêu, điều này có thể nâng cao khả năng tự chủ rất nhiều.