Có câu đúc kết kinh nghiệm nơi công sở hay còn gọi là kinh nghiệm công sở rằng: Chim khôn chọn cành mà đậu, chim ngốc chê ổ mà đi. Hãy xem ý nghĩa của nó là gì và bạn đã từng ở trong hoàn cảnh này chưa nhé!

beautiful businesswomen career caucasian 601170 image
(Ảnh: Tirachard Kumtanom)

Khi họ hàng bè bạn tụ họp thường bàn về công việc, chuyện học hành, hôn nhân hay những chuyện thị phi nơi sở làm. Trong một lần tụ họp, một chàng trai 20 tuổi đã nói về tâm tình của mình khi nghỉ việc gần đây. Cậu ấy còn ra sức kể tội cấp trên, đồng nghiệp và công ty cũ.

“Sếp quá bủn xỉn, trả lương bèo bọt.” “Đồng nghiệp khó sống, thường thích đá chéo.” “Công ty không có tiền đồ, chẳng thấy tương lai.” “Chim khôn chọn cành mà đậu nên tôi mới nghỉ việc”…

Chim khôn chọn cành mà đậu, dường như là một lý do đẹp đẽ khiến không ít người nghỉ việc, mọi nguyên nhân đều bị quy kết cho sếp cũ, đồng nghiệp cũ. Họ cho rằng mình là “chim khôn” nên mới rời đi. Xem ra cũng có đôi chút đạo lý (?)

Chàng trai này tố cáo sếp cũ như vậy không chỉ là lần đầu. Cậu ta thường xuyên nhảy việc, mỗi lần như vậy đều cực lực phê phán và oán trách người khác trước mặt bè bạn, họ hàng. Kỳ thực trong mắt mọi người, chàng trai này nhìn ngược nhìn xuôi, cũng không giống với một nhân tài, chỉ là mọi người không nói thẳng ra mà thôi. Thử hỏi sau khi bất mãn với sếp cũ và lựa chọn nghỉ việc, cậu ấy có thực sự được gọi là “Chim khôn chọn cành mà đậu hay không?”

photo of people looking on tablet 3182835 image
(Ảnh: fauxels/ Pexels)

Chim khôn chọn cành mà đậu, chim ngốc chê ổ mà đi

Nghỉ việc và biến động nhân sự xưa nay vốn là một chuyện quá đỗi bình thường. Không ít chuỗi nhà ăn và cửa hàng bách hóa, vì phối hợp với sự điều động công tác và điều tiết của thị trường nên tỷ lệ biến động nhân sự càng cao. Nếu quan sát kỹ, trong đó có không ít nhân tài có mối quan hệ tốt, làm việc chăm chỉ, được khách hàng và đồng nghiệp khen ngợi. Cũng có những người giao tiếp không tốt, công việc bê trễ, vô trách nhiệm, khiến khách hàng và đồng nghiệp đều lắc đầu.

Sự khác biệt giữa hai kiểu người này chủ yếu phản ánh trong năng lực làm việc. Ngoài thành tích công tác ra, thái độ khi nghỉ việc cũng muôn hình muôn vẻ. Những người được khen ngợi là nhân tài, khi nghỉ việc thường nói: “Công ty và đồng nghiệp đều rất tuyệt, chỉ là tôi có kế hoạch khác cho riêng mình, chúng tôi vẫn giữ liên lạc với nhau.” Những nhân tài khi quyết định nghỉ việc hay đổi việc, thông thường không phải vì họ không thể thích ứng với công việc này, mà xác thực là họ có kế hoạch khác cho bản thân, hoặc đủ điều kiện để giành được những công việc có đãi ngộ tốt hơn. Do vậy khi từ chức họ mới không có quá nhiều lời tiêu cực, mà chỉ để lại một ấn tượng tốt đẹp.

Những người bị lắc đầu khi nghỉ việc thường nói: “Công ty, cấp trên và đồng nghiệp quá tệ, cho nên tôi không muốn làm nữa.” Những người này quyết định nghỉ việc, thường không phải là vì họ có thể tìm được công việc tốt hơn, mà là vì không thể đáp ứng được đòi hỏi của công việc. Họ thường oán trách, quy kết nguyên nhân mình nghỉ việc là do người khác, chứ không phải bản thân.

“Chim khôn chọn cành mà đậu, chim ngốc chê ổ mà đi” cũng như vậy. Là chim khôn hay chim ngốc, kỳ thực sự khác biệt chính là ở thái độ khi nghỉ việc, ấn tượng để lại tốt đẹp hay chỉ là những lời lẽ tiêu cực. “Chim khôn” thông thường sau khi xem xét điều kiện của bản thân và môi trường tổng quan mới quyết định lựa chọn công việc phù hợp nhất và xác định rõ phương hướng của mình. Đa phần họ thuộc về tuýp người “có tư duy hướng nội”. “Chim ngốc” lại quy kết những điều trái ý mình là do sai sót của hoàn cảnh bên ngoài. Đa phần họ thuộc về tuýp người “có tư duy hướng ngoại”.

top view of people at the meeting 3184287 image
(Ảnh: fauxels/ Pexels)

Tâm cô quả ngụ nơi chót lưỡi, miệng thông minh ẩn trú tại tâm

Nhiều khi cảm xúc vốn không phải do người khác mang tới, mà quyết định bởi tâm thái và hành vi của bản thân. Những người đối diện với sự bất lợi bằng những lời phê phán, oán hận thường khiến bản thân và người khác trở nên ngột ngạt trong núi cảm xúc tiêu cực chất chồng. Chắc chắn tiền đồ của họ cũng không mấy sáng sủa.

Những công ty tồi tệ, sếp và đồng nghiệp kém cỏi quả thực cũng không ít, đôi khi thầm oán trách đôi câu cũng là việc khó tránh. Nhưng kinh nghiệm công sở cho rằng nếu đã quyết định rời khỏi công ty thì những lời oán trách và phê phán ấy lại không hề mang tới chút ích lợi nào cho chúng ta. Hơn nữa chúng còn trở thành lời đàm tiếu tiêu cực về chính bản thân sau này, quả là nhọc tâm vô ích.

Những người hoang phí thời gian và tâm sức cho việc phê phán sếp cũ, trong mắt người khác xưa nay đều không giống với một nhân tài, mà giống với một kẻ vô năng hơn.

Dẫu rằng trong tâm chúng ta thầm nghĩ mình là “chim khôn chọn cành mà đậu”, tốt nhất cũng chớ nói ra miệng. Bởi lẽ trong mắt người khác khi nói ra những lời này, người ấy lại giống “chim ngốc chê ổ mà đi” hơn.

Có câu rằng: “Tâm cô quả ngụ nơi chót lưỡi, miệng thông minh ẩn trú tại tâm.” Muốn làm người thông minh nơi sở làm, chớ làm kẻ ngốc nói những lời gàn dở.

Lê Minh