Bài viết này được tổng hợp và trích từ ” Nền Văn minh mà tôi khao khát” của Yan Changshou, thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả. Được Vision Times đăng lại với sự cho phép của Tianxia Culture.

Khi ở Hoa Kỳ, tôi từng xem một quảng cáo: Trong một bữa tiệc cocktail ồn ào, đột nhiên mọi người ngừng nói và quay đầu về phía ông Nghiêm, người dẫn chương trình. Ông Nghiêm Trường Thọ cho tôi cảm giác rằng khi ông ấy nói chuyện, mọi người sẽ yên lặng lắng nghe. Bởi ông ấy nói rất thuyết phục, từng lời như phun châu nhả ngọc, bạn sẽ học hỏi được điều gì đó. Điều quan trọng nhất là ông ấy có kiến ​​thức rộng và biết tiếp thu tinh hoa của người khác. Chính vì vậy, cuốn sách nào của ông cũng bán chạy, bài diễn thuyết nào cũng chật kín khán giả, câu “vàng thật không sợ lửa” đã được ông chứng minh.

Giao duc 4
(Ảnh: Shutterstock)

Những gì ông ấy nói trong cuốn sách mới “Nền văn minh mà tôi khao khát” kỳ thực là cuộc sống mà tất cả chúng ta đều mong ước, nhưng tại sao chúng ta không thể tận hưởng nền văn minh này trên “hòn đảo ngọc” Đài Loan? Suy ngẫm kỹ về tầm nhìn trong sách thì điều này kỳ thực có thể thực hiện, miễn là chúng ta sẵn sàng thay đổi tâm thái bản thân.

Ở phương Đông, ngay khi phát hiện ra COVID-19 là một căn bệnh truyền nhiễm qua khí dung, không hề mảy may suy nghĩ, mọi người đều đeo khẩu trang ngay lập tức. Người phương Tây lại cho rằng đeo khẩu trang hay không là quyền tự do của họ, chính quyền không thể ép buộc, ngay cả khi 400.000 người tử vong nhiều người vẫn nhất quyết không đeo khẩu trang. Điều này khiến chúng ta không thể lý giải.

Ông Richard Davidson, nhà tâm lý học tâm thần tại trường Đại học Wisconsin-Madison, có thể giải thích một chút về sự khác biệt này. Ông kể: Khi con tàu Mayflower cập bến châu lục mới vào năm 1620, vua James I của Anh đã nói rằng miễn là mảnh đất đó do bạn canh tác thì là của bạn, nhà vua chỉ thu thuế mà không sở hữu đất đai.

Vì vậy, người dân ở các thuộc địa Bắc Mỹ đã dựa vào sức mình khai hoang và chinh phục thiên nhiên. Họ phát triển những giá trị không phụ thuộc vào tổ tiên, chính quyền mà chỉ phụ thuộc vào bản thân họ. Vì vậy, họ không tuân theo ý chí của bất kỳ ai ngoài ý muốn của Chúa. “Tự do” đã trở thành tinh thần lập quốc của Hoa Kỳ. “Tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do thoát nghèo và tự do không sợ hãi” của Tổng thống Roosevelt đã trở thành chuẩn mực cho việc theo đuổi nền chính trị dân chủ trên thế giới.

Nhưng tự do là có khuôn khổ. Một số người quên rằng tự do phải đi kèm với kỷ luật, không phải thích gì làm nấy, chỉ cần ai đó không thích thì nhất định không được phép. Ông Nghiêm có một cái nhìn rất sâu sắc về tự do trong cuốn sách này.

Kỳ thực, tự giác là bản chất của việc giáo dục. Xưa có câu “Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”. Con người trước hết phải biết kiểm soát bên ngoài trước, sau đó mới có thể kiểm soát nội tâm. Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng dạy dỗ những đứa trẻ sẽ kìm hãm sức sáng tạo của chúng, trên thực tế, kết quả thí nghiệm lại cho thấy điều ngược lại, tự giác là nền tảng của sự sáng tạo.

Thí nghiệm này sử dụng kết quả Bài kiểm tra Torrance, một bài kiểm tra tiêu chuẩn về khả năng sáng tạo, để xem xét mối tương quan giữa những thay đổi xã hội và sự sáng tạo ở Hoa Kỳ trong 50 năm qua. Kết quả cho thấy sau cuộc phản chiến vào những năm 1970 dẫn đến sự sụp đổ của các giá trị xã hội, sức sáng tạo của trẻ em Mỹ giảm mạnh.

Trên thực tế, nếu đặt ra quy định cho trẻ, trẻ sẽ cảm thấy an toàn hơn, bởi chúng biết giới hạn nằm ở đâu. Chỉ cần ở trong phạm vi cho phép, trẻ sẽ được tự do, không phải lo lắng về việc bị trách mắng vô cớ. Một đứa trẻ không có tính tự chủ và kỷ luật, bản thân chúng cũng không thể kết bạn, và trái tim cô đơn cũng không thể xuất sinh sự sáng tạo.

Tôi đi du học Mỹ năm 1969. Lúc đó nước Mỹ rất giàu và mạnh, thực phẩm trong siêu thị rất dồi dào. Trong 22 năm ở đây, tôi đã chứng kiến Hoa Kỳ suy tàn vì sự sụp đổ của các giá trị.

Chúng ta không ngại đường xa, chỉ e đi sai đường. Chúng ta không sợ khó khăn, chỉ e gian khổ nhưng không được đền đáp.

Yan Changshou

Xem thêm: