Ngày nay dù trong công việc hay khi đọc sách, chúng ta đều sẽ gặp phải rất nhiều sự quấy nhiễu xuất phát từ bên trong cũng như tác động từ bên ngoài, kết quả là khiến cho chúng ta phân tâm, làm giảm hiệu quả và chất lượng công việc.

Việc không thể tập trung học tập hoặc làm một việc gì đó hầu như là điều gây đau đầu chung của con người hiện đại ngày nay. So với thanh thiếu niên, những người lớn tuổi dễ bị phân tâm hơn và từ sau 20 tuổi, trí nhớ cũng sẽ dần dần giảm đi.

Nếu bạn nhận ra rằng mình khó tập trung, điều này có nghĩa là bạn “đã có tuổi” rồi. Ngoài ra, những yếu tố sinh lý như sự mệt mỏi hay việc uống rượu cũng sẽ ảnh hưởng đến não, khiến khả năng tập trung kém đi.

suy nghĩ tiêu cực
(Ảnh: shutterstock.com)

Theo nghiên cứu, khả năng tập trung trong môi trường làm việc sẽ bị gián đoạn trung bình mỗi 12 phút, và mỗi 3 phút trong môi trường đại học. Việc làm thế nào để tăng khả năng tập trung một cách hiệu quả có quan hệ mật thiết với từng cá nhân.

Trong quyển sách có tên “The Distracted Mind: Ancient Brains in a High-Tech World” (tạm dịch: Trí óc bị phân tâm: Những bộ não cổ trong thế giới công nghệ cao), tiến sĩ thần kinh học Adam Gazzalev và tiến sĩ tâm lý học Larry Rosen đã nói về những nghiên cứu của họ trong lĩnh vực này. Nếu muốn hoàn toàn tập trung thì phải chú ý 2 điều sau: giảm sự phân tâm và tăng khả năng tập trung.

Làm cách nào để giảm sự phân tâm?

  1. Dùng màn hình máy tính đơn nhất, trong một thời điểm chỉ làm một việc.
  2. Giữ bàn làm việc gọn gàng.
  3. Sắp xếp bàn máy tính.
  4. Trước khi phải tập trung làm những việc quan trọng, hãy nghĩ xem còn những việc lặt vặt nào chưa làm, nếu rất gấp thì hãy giải quyết xong trước, nếu không gấp thì ghi lại để khỏi quên.
  5. Loại bỏ những điều gây phiền hà chung quanh.

Thí nghiệm quan sát của Adam Gazzalev và Larry Rosen cho thấy sự ảnh hưởng từ môi trường tới khả năng ghi nhớ của mỗi người. Những người tham gia thí nghiệm được đặt câu hỏi để họ ghi nhớ chi tiết. Tình huống đầu tiên là khi người tham gia thí nghiệm và người nghiên cứu tương tác lẫn nhau, người tham gia sẽ cùng nhìn vào một màn hình màu xám, tình huống thứ hai là những người tham gia sẽ nhìn một bức ảnh rất rối loạn, và tình huống cuối cùng là để họ nhắm mắt lại.

Kết quả là trí nhớ của những người tham gia tốt nhất trong tình huống thứ ba. Điều này khẳng định việc chúng ta dễ bị phân tâm trong môi trường rối loạn, có nhiều thứ gây phân tâm sẽ khiến não nặng nề hơn khi phải xử lý những thông tin này.

2 tap trung hieu qua image
(Ảnh: shutterstock.com)

Làm sao để tăng cường khả năng tập trung?

  1. Hoạt động thể chất, ngồi thiền, gần gũi với thiên nhiên, đây là ba cách có thể hỗ trợ thanh lọc suy nghĩ, loại bỏ những tạp niệm gây rối loạn.
  2. Giới hạn thời gian, chỉ làm một việc trong khoảng thời gian này.
  3. Dùng các giác quan để học như mắt, tay, tai và miệng. Vận dụng nhiều giác quan sẽ tăng hiệu quả học tập, khả năng chú ý cũng sẽ tăng lên, bởi vì khi đó bạn chuyên tâm vào một việc.
  4.  Tìm ra động lực để làm việc, mục đích là gì. Động lực đủ mạnh sẽ nhắc nhở bản thân không được phân tâm, chuyên tâm làm việc.
thien dinh
(Ảnh: shutterstock.com)

Luyện tập khả năng tập trung

1. Luyện tập tập trung thị giác

Tập trung nhìn vào một bức tranh, sau đó nhắm mắt nhớ lại hình ảnh người, phong cảnh, cách bài trí… trong bức tranh rồi mở mắt và ghi nhớ lại, cứ luyện tập như vậy nhiều lần. Ngoài ra, sau khi đọc vài trang sách, hãy nhớ lại những nội dung vừa đọc là gì sau đó mở sách ra và ghi nhớ lại.

Kết quả hình ảnh cho tập trung
(Ảnh: shutterstock.com)

2. Luyện tập tập trung thính giác

Bạn hãy nghe radio khoảng 3 phút, sau đó nhớ lại nội dung những gì vừa nghe được.

Bạn có thể luyện tập khả năng tập trung ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, bài tập này có thể hỗ trợ chúng ta tĩnh tâm lại, dù trong môi trường ồn ào náo loạn thì cũng có thể chuyên tâm vào việc mình đang làm.

Kết quả hình ảnh cho danh ngôn mệt mỏi
(Ảnh: shutterstock.com)

Học là quá trình tăng cường hoạt động tế bào não. Không ngừng học tập và ôn tập sẽ giúp khắc sâu trí nhớ hơn, dây thần kinh nối giữa các tế bào não sẽ ngày càng chắc chắn hơn, điều này gọi là tính dẻo dai của não (Neuroplasticity). Luyện tập khả năng tập trung, thường xuyên tĩnh tâm để ôn lại những gì học được, dần dần sẽ có thể ghi nhớ một cách chắc chắn.

Thanh Vân

Xem thêm: