Một trong những vấn đề gây phiền não nhất cho các bậc cha mẹ ngày nay là làm thế nào để quản lý thời gian con trẻ ngồi trước màn hình TV, máy vi tính, máy tính bảng…

Theo những hướng dẫn chính thức của các nhà nghiên cứu, trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 18 chỉ nên ngồi trước màn hình TV, máy vi tính không quá 2 giờ/ngày và trẻ em dưới 2 tuổi thì không nên ngồi trước màn hình. Tuy nhiên, khi đó máy tính bảng, điện thoại di động vẫn chưa xuất hiện trên thị trường.

Hiện nay, trong một thế giới bị thống trị bởi máy tính bảng và điện thoại di động, những giới hạn này đang được chứng minh là hầu như không thể phát huy.

Một cuộc thăm dò trực tuyến 18.000 trẻ em trong chương trình “Behind the News” của ABC Children cho thấy 56% số trẻ được phỏng vấn đã vượt quá giới hạn 2 giờ mỗi ngày ngồi trước màn hình (TV, máy vi tính, máy tính bảng, điện thoại di động…)

Một cuộc khảo sát 2.620 trẻ em Úc có độ tuổi từ 8 đến 16 đã cho ra kết quả tương tự. Nghiên cứu cho thấy rằng 45% số trẻ 8 tuổi và 80% số trẻ 16 tuổi vượt quá mức giới hạn ngồi trước màn hình 2 giờ mỗi ngày.

(Ảnh qua huffingtonpost.com)
(Ảnh qua huffingtonpost.com)

Hướng dẫn lỗi thời

Chúng ta có xu hướng biện minh cho sự “lạm dụng” của trẻ em này do tuổi trẻ thường hay vô trách nhiệm. Nhưng một lời giải thích khác hợp lý hơn, đó là hướng dẫn cảnh báo thời gian trẻ nên ngồi trước màn hình đã lỗi thời. Những hướng dẫn này đã được phát triển trước khi máy tính bảng và các thiết bị điện tử mà chúng ta sử dụng ngày nay được phát minh.

Hướng dẫn thời gian dùng màn hình cho trẻ được phát triển bởi Tổ chức Học thuật trẻ em Mỹ vào năm 1990. Tuy nhiên, so với thời điểm đó thì màn hình đã thay đổi rất nhiều trong 20 năm qua và trẻ em đang cho chúng ta thấy rằng 2 giờ sử dụng màn hình không còn là điều khả thi.

Việc tiếp tục sử dụng những hướng dẫn này sẽ khiến nhiều phụ huynh cảm thấy thất vọng hay đơn giản là không chắc là phải làm thế nào.

Đôi khi, các hướng dẫn, quy định và thậm chí cả luật pháp, được ràng buộc pháp lý nhưng đã “quá hạn” khiến chúng mất đi vai trò hỗ trợ có ý nghĩa.

Các hướng dẫn truyền thống từng là chỗ dựa cho phụ huynh và các nhà giáo dục về việc sử dụng màn hình ở trẻ em. Tuy nhiên, chúng đã không còn phù hợp với thực tế, trong một thế giới đang bị công nghệ điều khiển.

Kết quả hình ảnh cho children using smartphones
(Ảnh qua twitter.com)

>> 6 tác hại khôn lường khi cho trẻ dùng smartphone

Thay đổi hướng dẫn

Công nghệ hiện đang có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, Học viện Thiếu nhi Hoa Kỳ đã công bố vào tháng 10 năm ngoái rằng họ đã bắt đầu quá trình sửa đổi hướng dẫn về thời gian sử dụng màn hình cho trẻ em. Học viện cho biết trong thế giới mà thời gian dùng màn hình đã đơn giản trở thành “thời gian”, chính sách của họ phải được phát triển hoặc sẽ bị lỗi thời.

Hướng dẫn chính thức mới sẽ được công bố vào cuối năm nay và nhiều người mong đợi thời gian dùng màn hình sẽ được kéo dài. Thời gian giới hạn dùng màn hình (TV, máy vi tính, máy tính bảng, điện thoại di động…) 2 giờ đồng hồ cho học sinh trung học là không thực tế, đặc biệt là khi việc học ở trường bắt buộc chúng phải dùng nhiều hơn nữa.

Giới hạn thời gian sử dụng màn hình cũng không nhất thiết phải là tiêu chuẩn tốt nhất để giúp trẻ có cuộc sống lành mạnh và cân bằng.

Tất cả các loại màn hình là không giống nhau và người ta dự kiến rằng hướng dẫn chính thức mới cũng sẽ thừa nhận rằng trẻ em có thể sử dụng màn hình cho những mục đích khác nhau.

Để đảm bảo trẻ sử dụng tốt màn hình, nên đánh giá dựa trên chất lượng của hoạt động và mức độ kích thích trẻ đang nhận được.

Hiện có hơn 80.000 ứng dụng được dán nhãn là giáo dục, nhưng chất lượng trải nghiệm chúng cung cấp rất khác nhau. Các hoạt động sáng tạo, kích thích trí tưởng tượng và thiết lập kết nối có ý nghĩa với những người khác nên được dành nhiều thời gian hơn so với những ứng dụng cung cấp ít giá trị giáo dục.

Kết quả hình ảnh cho child using tablet
(Ảnh qua blogs.complexdoc.ru)

>> Phương pháp giáo dục con thành công của “Hàn Quốc Đệ nhất Từ Mẫu”

Giáo dục lý trí

Chúng ta nên trông coi con cái cẩn thận nếu thời gian chúng online quá mức. Khoảng 15% trẻ được hỏi trong cuộc khảo sát trong chương trình “Behind the News” cho biết chúng không thể rời công nghệ dù chỉ một ngày.

Nếu một đứa trẻ dùng hầu hết thời gian cả ngày và đêm bên màn hình (TV, máy vi tính, máy tính bảng hay điện thoại di động), thì chúng ta cần đánh giá lại và quản lý việc này.

Nhưng thông điệp cuối cùng là bất kỳ phương pháp nào chúng ta dùng để quản lý việc sử dụng màn hình của trẻ, thì cuối cùng chúng vẫn cần phải học cách tự quản lý chính mình.

Chúng ta phải giáo dục trẻ có những tư tưởng đúng đắn. Khi trẻ lớn lên, sở hữu ngày càng nhiều các thiết bị công nghệ và có nhu cầu sử dụng công nghệ lớn hơn, chúng ta cần giúp chúng nhận ra tầm quan trọng của sự cân bằng – vốn là một kỹ năng cơ bản trong cuộc sống.

Nhà nghiên cứu Joanne Orlando, Khoa Công nghệ và Học tập, Đại học Tây Sydney

Theo The Conversation
Hoàng Vũ

Xem thêm: