Bạo hành trong gia đình đã là một vấn nạn gây nhức nhối cho toàn xã hội. Không chỉ ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của nạn nhân – thường là phụ nữ và trẻ em – bạo lực gia đình còn vi phạm đến quyền con người, làm xói mòn các giá trị đạo đức truyền thống.

Thế nhưng, câu hỏi được đặt ra là: Tại sao các nạn nhân của nạn bạo hành lại không bao giờ lên tiếng? Tại sao họ bị tổn thương, nhưng không bao giờ tìm cách ngăn chặn nó? Tại sao họ biết sự thật, nhưng vẫn chọn ở lại?

Có rất nhiều lý do giải thích cho việc nạn nhân bị mắc kẹt với người bạo hành mình, một trong những lý do đó là bản chất lẩn quẩn của bạo hành. Nhà tâm lý học Lenore E. Walker – người sáng lập Viện bạo lực gia đình, và là tác giả của cuốn The Battered Woman (tạm dịch: người phụ nữ tàn tạ) – đã thiết kế một công cụ thông dụng được gọi là: “Chu kỳ của sự bạo hành.”

Công cụ này được tạo ra sau khi bà phỏng vấn 1500 nạn nhân nữ. Nó đã và đang giúp được rất nhiều người hiểu được phần nào về mối quan hệ và vòng luẩn quẩn của bạo hành, cảnh báo họ về những hệ quả gây ra cho nạn nhân.

4 giai đoạn chính của Chu kỳ bạo hành:

Giai đoạn 1: Trạng thái căng thẳng (Tension building)

16179577 1252910944790678 6813889545805020590 o

Mối quan hệ của hai người trở nên căng thẳng và trắc trở. Người bạo hành tìm thấy nhiều “cớ” để đánh đập người yêu mình, nạn nhân cảm thấy lo sợ, muốn làm vừa lòng người yêu.

Giai đoạn 2:Sự cố (Incident)

16179047 1252911064790666 8980591370903956250 o

Bạo hành xảy ra, bao gồm các hành vi hung hăng, bạo lực, hạ thấp nhân phẩm người yêu… Sự bạo hành như là một cách để nhắc nhở nạn nhân “ai là sếp ở đây”.

Giai đoạn 3:Hòa giải (Reconciliation)

16251993 1252910954790677 1357300864056984752 o

Giai đoạn này còn được gọi là Giai đoạn Tuần trăng mật. Trong thời gian này, người bạo hành sẽ có hành động xin lỗi nạn nhân, hoặc làm những điều để chứng minh rằng họ sẽ không tái phạm nữa. Người bạo hành thường sẽ có 2 biểu hiện là:

– Hối lỗi: Sau khi đánh đập người yêu, người bạo hành thường cảm thấy hối lỗi, nhưng không phải vì những đều họ đã làm. Họ lo rằng mình sẽ bị bắt, hay phải gánh chịu các hậu quả từ việc bạo hành mà mình đã gây ra.

– Viện cớ: Người bạo hành sẽ biện minh cho hành vi của mình, ví dụ: “Anh làm như vậy chỉ vì yêu em thôi!”, “Trong tình huống như vậy, chỉ có kẻ không yêu em mới bình tĩnh được!”, v.v. Hoặc họ sẽ viện cớ và đỗ lỗi tất cả cho nạn nhân để lảng tránh trách nhiệm, ví dụ: “Anh biết em hay ghen rồi mà còn như thế!”

Giai đoạn 4:Bình tĩnh (Calm) 

16252472 1252910948124011 344035301974676144 o

Các cập đôi “trở về bình thường”, mối quan hệ hết sức yên ắng, vụ bạo hành được xem là “xung đột thường tình”, và chìm vào quên lãng cho đến khi giai đoạn 1 lại bắt đầu với những căng thẳng mới.

>>Nhà báo bị hành hung, công an bị xa lánh: Từ khi nào ta hết yêu nhau?

Vòng luẩn quẩn của Chu kỳ bạo hành

16143252 1252916474790125 6849141854110445859 n

Trong giai đoạn 3 và 4, người bạo hành “níu chân” nạn nhân bằng cách không chỉ đối xử với người yêu một cách chuẩn mực, mà thậm chí còn rất lãng mạn, rất tốt, khiến nạn nhân hy vọng rằng người yêu mình sẽ thay đổi, rằng sẽ không bao giờ có những cuộc “xung đột” như thế nữa.

Sự tương tác của nạn nhân với người bạo hành trong giai đoạn Hòa giải và Bình tĩnh có thể rất đằm thắm, trìu mến, đầy thương yêu, hay ít nhất, là không có dấu hiệu của bạo lực. Điều này có thể dẫn đến việc nạn nhân xem các vụ bạo hành là những việc chỉ xảy ra một lần, một mối xung đột ngẫu nhiên, hay chỉ là “một giai đoạn gay cấn” của mối quan hệ.

Nạn nhân tin rằng chính mình mới là người có thể giúp kẻ bạo hành thay đổi, và mọi chuyện sẽ tốt hơn. Họ thậm chí còn có thể biện minh cho các vụ bạo hành hoặc đổ lỗi cho chính mình, để bảo trì hình ảnh người yêu trong tâm trí của họ là một người bảo vệ và yêu thương mình. 

Vòng lẩn quẩn sẽ lặp đi lặp lại, giai đoạn 3 và 4 sẽ ngắn dần và ngắn dần, làm cho bạo hành xảy ra thường xuyên hơn, dẫn đến việc nạn nhân bị mắc kẹt vào một tình thế ngày càng bí bách mà họ không thể kiểm soát, cũng không có một kế hoặch ứng phó cụ thể.

Tuy nhiên, những mối nguy hiểm khi ở lại là có thật. Chu kỳ của bạo hành làm cho nạn nhân khó có thể nhận ra đó là một vòng lặp. Họ trở thành một con mồi mắc kẹt, không biết rằng mình đã sập bẫy, và khi biết mình sập bẫy rồi thì dường như đã quá muộn.

Việc chứng kiến sự lạm dụng từ khi còn trẻ, hoặc nhiều lần trải qua các trận bạo hành, có thể khiến cho một người mất khả năng nhận thức đúng đắn về mối quan hệ ấy. Thêm vào đó, nạn nhân sẽ rơi vào trạng thái trầm uất, luôn cảm thấy mình vô dụng và không còn lòng tự trọng, như thế khiến nạn nhân càng dễ bị bạo hành hơn nữa.

Vậy tại sao nạn nhân không rời đi?

14591576-1144539685627805-361387197286072314-n-orig_orig

Lí do thứ nhất, chính là sự phụ thuộc vào kinh tế. Nạn nhân có thể là người không có công việc ổn định do thiếu kỹ năng, không được học hành đầy đủ; hoặc đơn giản là nguồn sống chủ yếu dựa vào kẻ bạo hành. Mỗi khi tính đến việc ra đi, họ sẽ phải cân nhắc đến vấn đề ăn, mặc, ở… và nhất là việc phải bắt đầu từ hai bàn tay trắng.

Lí do thứ hai, tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu họ rời đi bất thành. Kẻ bạo hành thường có thái độ đe dọa đánh đập nếu nạn nhân có ý định bỏ đi, nhằm dập tắt mọi hy vọng. Thế nhưng việc ở lại cũng chứa đầy nguy hiểm. Chỉ cho đến khi mối quan hệ không thể cứu vãn, và tính mạng của nạn nhân bị đe dọa, họ mới dám đứng lên sống vì bản thân.

Lí do thứ ba, chính là vấn đề con cái. Mỗi khi nạn nhân nghĩ đến việc bỏ trốn, bao giờ họ cũng nghĩ đến sự an toàn của con cái đầu tiên; sau đó là lo lắng cho tương lai của đứa trẻ phải vì mình mà trở nên mờ mịt, khổ sở. Một trường hợp khác, kẻ bạo hành muốn đe dọa nạn nhân nên sử dụng con cái làm bức bình phong, chỉ cần có ý định bỏ đi thì họ sẵn sàng đánh đập luôn những đứa trẻ vô tội.

Lí do thứ tư, các nạn nhân của vấn đề bạo hành gia đình thường ít được hỗ trợ. Trong xã hội Việt Nam, nền văn hóa trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại, tuy không rõ rệt nhưng đủ để gây sức ép lên các nạn nhân nữ. Mỗi khi gia đình xảy ra vấn đề cần đến sự can thiệp của họ hàng, bạn bè hoặc chính quyền; hầu hết những lời mà họ nhận được là: “Thôi vợ chồng có gì về nhà đóng cửa bảo nhau”, hoặc “Thôi thì phận phụ nữ, đành chấp nhận”… Rất ít trường hợp mà nạn nhân nhận được sự giúp đỡ đúng mức từ cộng đồng, giúp họ có thể vượt thoát khỏi vòng lẩn quẩn ấy.

Lí do cuối cùng, vì tình yêu. Đa số các nạn nhân thường sẽ rơi vào một trạng thái gọi là “yêu giả”, tức là họ tưởng rằng mình đang rất yêu đối phương và có thể làm tất cả vì người ấy, nhưng đó chỉ là một sự đánh lừa tinh vi. Khi một người hy sinh vì người khác quá nhiều, hoặc họ sẽ mong cầu được đối phương đáp trả, hoặc họ sẽ tiếp tục mong chờ rằng một ngày nào đó tình yêu của mình sẽ thay đổi được đối phương. Đây thực ra là một trạng thái tâm lý giả, mà trong đó họ tự an ủi bản thân rằng mình là người tốt, và mình rất mạnh mẽ, mình có thể làm tất cả vì tình yêu.

Sự hỗ trợ từ cộng đồng

child-abuse-orig_orig

Hầu hết tất cả các trường hợp trên đều bị dính mắc vào vòng lẩn quẩn của chu kỳ bạo hành, mặc cho tính mạng bị đe dọa nhưng họ vẫn cam chịu và không đứng dậy lên tiếng cho bản thân.

Để giúp đỡ các nạn nhân nhận ra tình trạng của họ, chúng ta cần phải hiểu được bản chất của chu kỳ bạo hành, thêm vào đó là khả năng lắng nghe. Qua phân tích câu chuyện của nạn nhân, chúng ta sẽ hiểu được khúc mắc của họ là gì, lí do vì sao họ chọn ở lại, và tìm ra được lời khuyên đúng đắn nhất cho họ.

Không nên nói những lời tiêu cực về kẻ bạo hành như: “Hắn không xứng đáng với tình yêu của bạn”, “hắn chỉ là đồ xấu xa”… Điều chúng ta cần làm là tạo sự tin tưởng, để họ trình bày được lí do tại sao chọn ở lại mà không rời đi. Mặt khác, phải chứng tỏ cho nạn nhân thấy rằng xã hội luôn có những người tốt và sẵn sàng ở bên cạnh họ lúc khó khăn. Sau đó, hãy giúp nạn nhân vượt qua những mặc cảm, những tổn thương tâm lý mà họ phải trải qua, để họ dần dần tự nhận ra vấn đề của chính bản thân và quyết định muốn chấm dứt tình trạng này.

Ngoài ra, chúng ta có thể tư vấn hỗ trợ trong trường hợp họ cần giúp đỡ, có thể là về mặt tài chính, tinh thần, hoặc sự can thiệp của pháp luật. Bạn cũng có thể động viên các nạn nhân đến tìm gặp chuyên viên tâm lý hoặc các tổ chức hỗ trợ nạn nhân của bạo hành gia đình.

Theo Everyday Feminism
Ảnh: White Healther VN
Bích Ngân lược dịch

Xem thêm: