Bạn nên mang một đôi tất khi đi ngủ hay để đôi chân được tự do? Dù thói quen của bạn là gì thì hãy cùng xem phân tích của chuyên gia về việc này.

shutterstock 2057752439
(Nguồn: Quisquilia/ Shutterstock)

Mỗi người đều có một sở thích riêng khi ngủ. Có người thích ôm gối, có người thích đắp chăn, có người thích đi tất hoặc để chân trần.  

Nói đến việc mang tất hay không, chúng tôi nhận thấy rằng nhiều người thường khó thay đổi thói quen của mình, họ tin rằng họ không thể ngủ nếu không mang tất. Vậy ai đúng ai sai?

Trường hợp mang tất khi ngủ

Bà Mar De Carlo, tác giả và người sáng lập Hiệp hội Tư vấn giấc ngủ chuyên nghiệp của Tổ chức Sức khỏe và Làm cha mẹ Quốc tế, giải thích có rất nhiều lợi ích khi mang tất đi ngủ. Đi tất có thể giúp ngủ nhanh và sâu giấc hơn nhờ một quá trình được gọi là giãn mạch ngoại vi – những thay đổi về nhiệt độ da có thể ảnh hưởng đến khả năng bắt đầu và duy trì giấc ngủ. Bà cho biết, đi tất khi ngủ đã được chứng minh là giúp tăng cường lưu thông và lưu lượng máu đến chân giúp hạ nhiệt độ cơ thể, báo hiệu cho não rằng đã đến giờ đi ngủ.

Một nghiên cứu liên quan cho thấy nam thanh niên đi tất ngủ nhanh hơn 7,5 phút, ngủ lâu hơn 32 phút và thức dậy ít hơn 7,5 lần so với những người không đi tất.

Quan điểm mang tất đi ngủ có vẻ liên quan đến nhịp sinh học – đồng hồ sinh học quản lý các chức năng của chúng ta dựa trên 24 giờ một ngày. Nhiệt độ cơ thể thấp hơn thường dẫn đến buồn ngủ và có bằng chứng cho thấy rằng việc dùng tất hoặc các phương pháp làm ấm chân khác có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể bạn và giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn. 

Một lợi ích khác của việc mang tất đi ngủ là giảm khả năng bị hội chứng Raynaud. Hội chứng Raynaud là một căn bệnh thường ảnh hưởng đến ngón chân và ngón tay, trong đó da mất tuần hoàn máu và bắt đầu sưng tấy và đau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đi tất vào ban đêm có thể giúp ngăn ngừa hội chứng này bằng cách giữ cho máu lưu thông và chân tay ấm. Hội chứng Raynaud thường bị kích hoạt bởi nhiệt độ lạnh (hoặc lo lắng căng thẳng), việc mang tất sẽ không ngăn Raynaud phát triển thành bệnh nhưng có thể giảm thiểu nguy cơ phát bệnh.

Những lợi ích khác khi mang tất đi ngủ bao gồm: cải thiện tình trạng gót chân nứt nẻ (hãy dưỡng ẩm cho bàn chân bạn và đi tất cotton trong một tuần hoặc lâu hơn, bạn sẽ nhận thấy da ít khô hơn), ngăn ngừa các cơn bốc hỏa (liên quan đến việc kiểm soát nhiệt độ cơ thể tốt hơn).

Mặc dù việc mang tất khi ngủ có nhiều lợi ích, nhưng bà De Carlo lưu ý rằng đó không phải là cách chữa một số bệnh. Ví dụ, mặc dù mang tất có thể giúp bạn ngủ ngon hơn, nhưng điều quan trọng là bạn phải hiểu tại sao chân bạn lại lạnh để có biện pháp đúng.

Bàn chân lạnh có thể do một số lý do như thiếu máu, tiểu đường và suy tuyến giáp. Nếu nguyên nhân sâu xa khiến bạn khó ngủ chưa được phát hiện và giải quyết – ví dụ: nếu bạn đang phải đối phó với sự lo lắng và kích thích tinh thần – thì việc mang tất đi ngủ sẽ không phải là giải pháp của bạn. Và dù bất kể lý do gì khiến bạn muốn đi tất khi ngủ thì hãy gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ đằng sau bàn chân lạnh của bạn.

Trường hợp ngủ chân trần

Lợi ích của việc đi ngủ mà không mang tất không được xác định rõ ràng. Các nghiên cứu chủ yếu cho thấy rằng nếu bạn không gặp phải các vấn đề liên quan đến nhiệt độ cơ thể, thì việc ngủ không mang tất có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn và đi tất có thể khiến bạn bị nóng.

Ngoài ra, không đi tất khi ngủ giúp tránh việc kém vệ sinh, nhiễm trùng da và mùi khó chịu có thể liên quan đến tất không sạch hoặc thậm chí nhiễm nấm, bà De Carlo lưu ý.

Loại tất nào tốt?

Bạn nên đi tất sạch được làm từ sợi tự nhiên như cashmere, len lông cừu merino, tre hoặc bông. Những chất liệu này sẽ cung cấp độ ấm thích hợp và thoáng khí giúp da dễ thở.

Một loại tất nên tránh đeo khi ngủ là tất nén. Bà De Carlo cho biết: “Chúng vượt quá giới hạn cơ thể trừ khi được bác sĩ kê đơn.”

Vớ nén thường được khuyên dùng cho những người bị suy tĩnh mạch mãn tính, một tình trạng gây lưu thông máu kém. Chúng có thể giúp chống lại sự gia tăng áp lực trong tĩnh mạch chân khi mọi người đang đứng – nhưng đó không phải là trường hợp bạn đang nằm trên giường để cố gắng ngủ.

Ngọc Chi, theo Huffpost