Ngôn ngữ có sức mạnh như thế nào? Một người mẹ dạy con bằng “một câu nói”, nhưng đã gián tiếp thay đổi cuộc đời của một người xa lạ! 

thay đổi cuộc đời
Trong một lần trò chuyện, chủ sạp cho biết, công việc kinh doanh trước đây chỉ nuôi sống được gia đình, giờ thay đổi như thế này là nhờ hai mẹ con… (Ảnh minh họa: PickOne/ Shutterstock)

Từng có một câu chuyện trên mạng, kể rằng tại một thị trấn nhỏ phía nam, ở chợ, luôn có một hàng dài người xếp hàng chờ mua ở quầy hàng cá. Việc kinh doanh ở đây vô cùng phát đạt vì quầy hàng cá nổi tiếng tươi ngon và chủ quầy hàng còn định mở thêm chuỗi cửa hàng nữa.

Chủ quầy cá là một người đàn ông trạc 50 tuổi. Trong một lần trò chuyện, chủ sạp cho biết, công việc kinh doanh trước đây chỉ nuôi sống được gia đình, giờ thay đổi như thế này là nhờ hai mẹ con… 

Vào một ngày cách đây 5 năm, một cậu bé khoảng đi chợ mua thức ăn. Với tâm trạng nặng trĩu, cậu bước đến quầy hàng cá rồi dừng lại. 

“Ông chủ, lấy cho con một con cá chim ạ!”

Ông chủ nhìn cậu bé, lấy ra một con cá từ chỗ bóng râm và bắt đầu cân chúng.  

Cậu bé lục lọi trong túi một lúc lâu, cuối cùng cũng lấy ra một tờ 200 ngàn đưa cho ông chủ. 

“Tiền lì xì của cháu à? Không nỡ lòng tiêu nó hả!” ông chủ nói. 

Đôi má của cậu bé hơi ửng đỏ. 

“120 ngàn!” Ông chủ lấy tiền và đưa cho cậu bé 80 ngàn tiền thối. Sau khi nhận tiền, cậu bé vội vã cầm con cá và số tiền lẻ chạy đi.

Không ngờ hôm sau, cậu bé lại đến nữa.

“Hôm nay mẹ con đã đến bệnh viện…” 

Ông chủ rất kinh ngạc khi nghe điều này.

“Mẹ con bị bệnh rồi. Hôm nay mẹ con sẽ phải phẫu thuật. Hôm qua con đã mua cho mẹ con cá chim mà mẹ thích ăn. Có thể con sẽ không bao giờ có cơ hội…”

“Nhưng sau khi ăn xong, mẹ con nói với con 1 câu rằng: ‘Không đáng để đánh mất nhân cách của mình vì một chút lợi’.” 

điều chỉnh cảm xúc
Người mẹ dạy con trai rằng: “Không đáng để đánh mất nhân cách của mình vì một chút lợi.” (Ảnh: Tomsickova Tatyana/ Shutterstock)

Cậu bé xấu hổ lấy từ trong túi ra một tờ 200 ngàn mới tinh, dùng cả hai tay đưa cho người bán hàng: “Ông chủ, con xin lỗi! Ngày hôm qua con dùng tờ 200 ngàn giả, nhưng tờ tiền này là thật ạ”. 

Ông chủ kinh ngạc thốt lên, không ngờ sự việc lại thành ra như vậy!

Ông chủ nhớ lại cảnh lấy tiền ngày hôm qua, vì lúc đó ông không bao giờ nghĩ rằng một đứa trẻ có vẻ ngoài thật thà chất phác lại mua đồ bằng tờ tiền 200 ngàn giả. 

Cậu bé xấu hổ nói: “Cảm ơn bác, số tiền giả này là mẹ cháu đã nhận trước đây và nó vẫn được giữ trong ngăn kéo. Mẹ cháu đã tiêu hết số tiền đang có vì bệnh tật. Để giúp mẹ tiết kiệm 200 ngàn, con đã lén lấy mà không nói với mẹ. Con dùng tiền giả này mua cá, cảm ơn bác đã không trách con!” 

Cảm giác của ông chủ lúc ấy thật khó tả, ông tìm thấy tiền giả của đứa trẻ từ ngăn kéo và trả lại cho cậu bé. 

Cậu bé cúi đầu thật sâu và rời đi. 

Nhìn bóng lưng cậu bé càng lúc càng đi xa, ông chủ hồi lâu không thể định tâm trở lại.

Cuối cùng, đến lúc đóng cửa hàng, nhân lúc mọi người không để ý, ông chủ đem cả chục con cá biển đã ngâm formol (chất sát khuẩn) hơn 1 tuần trong quầy hàng đổ hết vào sọt rác… 

Sau đó, mẹ của đứa trẻ bị bệnh qua đời, và đứa trẻ trở về quê của mình để đi học.

Thế nhưng, lời dạy của người mẹ không những có thể uốn nắn con cái theo những giá trị đúng đắn, giáo dục một đứa trẻ trở nên ngoan, mà còn có thể lan truyền cho những người khác những giá trị tốt đẹp. Đó chính là sự vĩ đại của một người mẹ.