Một nhóm các nhà khoa học Anh đã sử dụng 2.923 quả chanh để tạo ra điện năng 2.307,8 volt, phá kỷ lục về điện áp cao nhất từ ​​pin trái cây. 

2 dạng phản ứng hóa học chính là oxy hóa và khử từ trái cây có thể được sử dụng để tạo ra điện, đó là nguyên lý của pin trái cây. 

Vào ngày 15/10/2021, một số nhà khoa học thuộc Hiệp hội Hóa học Hoàng gia Anh đã tập trung tại Manchester, Anh để tạo thành một viên pin ngoại cỡ từ 2.923 quả chanh.

Với sự giúp đỡ của các chuyên gia về pin, Giáo sư Saiful Islam, giáo sư Khoa Khoa học Vật liệu tại Đại học Bath và người thuyết trình khoa học Fran Scott đã cắt đôi những quả chanh này, sau đó gắn các dải kẽm và đồng vào hai đầu.

Như giáo sư Islam giải thích, chanh trở thành một cục pin với “nước chanh [đóng vai trò] chất điện phân [trong khi] kẽm và đồng là điện cực”. Nước chanh cho phép các ion di chuyển từ dải kẽm sang dải đồng. 

pin trái cây
Nước chanh cho phép các ion di chuyển từ dải kẽm sang dải đồng. (Ảnh chụp màn hình video)

Tất cả các quả chanh được mắc nối tiếp với một vôn kế để đo hiệu điện thế tổng hợp.

Loại pin này tạo ra 2.307,8 volt điện, phá kỷ lục thế giới trước đó về pin trái cây có điện áp cao nhất là 1.521 volt.

Sự kiện phá kỷ lục thế giới được phát sóng trên Sky News ở Anh nhằm nêu bật tầm quan trọng của việc lưu trữ năng lượng và nhu cầu của các phát minh sáng tạo để đạt được mục tiêu không phát thải carbon.

Giảm lượng khí thải carbon và giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất trên thế giới hiện nay. Việc sử dụng pin đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí thải carbon.

“Thật là thú vị khi giành lại danh hiệu Kỷ lục Guinness Thế giới của chúng tôi bằng cách vắt điện áp cao nhất từ ​​một quả pin,” giáo sư Saiful Islam cho hay.

Sau nỗ lực lập kỷ lục, những quả chanh đã qua sử dụng đã được chế biến bởi Refood, công ty tạo ra năng lượng tái tạo từ rác thải thực phẩm. Năng lượng mới này sau đó được đưa trực tiếp vào lưới điện quốc gia.

Chất lỏng còn lại từ quá trình sản xuất điện được biến thành phân bón sinh học cho nông nghiệp địa phương và sử dụng trong trang trại. 

Mộc Lan/ Theo Guinness World Records

Xem thêm: