Mọi người coi nấm là một món ăn ngon và bổ dưỡng, nhưng không biết rằng nấm còn có thể nói chuyện. Tuy nhiên, Giáo sư Andrew Adamatzky của Đại học West of England, Bristol, Vương Quốc Anh, đã công bố kết quả nghiên cứu gây chấn động này.

shutterstock 2068134566
Nấm cũng có ngôn ngữ nội bộ của riêng mình! (Ảnh: Wut_Moppie/ Shutterstock)

Nấm cũng giống như con người chúng ta, chúng có ngôn ngữ riêng, có khả năng xây dựng một xã hội văn minh cao cấp dưới lòng đất. Trong khu rừng của chúng, chúng có mạng lưới rộng lớn, gần giống như điện thoại hoặc mạng xã hội của chúng ta. Không những vậy, chúng còn có khả năng phát ra những cuộc trò chuyện ngầm dưới lòng đất. Khi nghiên cứu thêm, các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng chúng có khả năng đang gửi một số thông điệp cho con người. Nhận định gây chấn động này được một số học giả đã đưa ra từ một nghiên cứu vào năm 2022.

Từ xưa, người ta đã biết rằng nấm phát ra thứ gì đó giống như tín hiệu điện. Theo nghiên cứu của giáo sư Adamatzky, loại tín hiệu điện này không ổn định, nó có nhiều biến thể khác nhau.

Đối tượng nghiên cứu của giáo sư Adamatzky gồm 4 loại nấm là Cordyceps militaris (nấm nhộng trùng thảo); Flammulina velutipes (nấm kim châm); Schizophyllum (nấm chân chim) và Omphalotus nidiformis (nấm ma).

2
4 loại nấm trong nghiên cứu của Tiến sĩ Adamatzky. (Ảnh ghép Shuterstock)

Đối với nấm kim châm, có lẽ mọi người hẳn đã quen thuộc với nó trên bàn ăn. Nấm chân chim thì chúng ta có thể đã nhìn thấy trong công viên. Còn nấm nhộng trùng thảo là một loại nấm có thể phát sáng tại các nếp gấp của chúng và chúng cũng khá dễ gặp. Nói chung các loại nấm được nghiên cứu trên đây tương đối phổ biến.

Trong nghiên cứu của mình, thông qua việc sử dụng các điện cực nhỏ, Tiến sĩ Adamatzky đã ghi lại các xung điện nhịp nhàng truyền qua sợi nấm của 4 loài nấm trên. Ông phát hiện ra rằng các xung thay đổi theo biên độ, tần số và thời lượng.

Bằng cách so sánh toán học giữa các kiểu xung động này với những xung động thường liên quan đến lời nói của con người, nhà nghiên cứu cho rằng chúng tạo thành cơ sở của một ngôn ngữ nấm bao gồm tối đa 50 từ đơn được sắp xếp thành câu.

Độ dài trung bình của những câu như vậy là 5,97 đơn vị. Nếu có thể đặt tên cho loại ngôn ngữ đặc biệt này, chúng ta có thể gọi chúng là “ngôn ngữ nấm”.

Điều này làm tăng khả năng nấm có ngôn ngữ điện của riêng chúng để chia sẻ thông tin cụ thể về thực phẩm và các tài nguyên khác gần đó, hoặc các nguồn nguy hiểm và thiệt hại tiềm ẩn, giữa chúng hoặc thậm chí với các đối tác có kết nối xa hơn.

Nấm có thể được coi là một trong những sinh vật bí ẩn. Nấm không phải là động vật cũng không phải thực vật mà là những sinh vật nhân chuẩn dị dưỡng với cấu tạo thành tế bào là kitin, hô hấp qua việc hít khí Oxy và thải ra khí CO2 giống như con người. 

Con người đã dựa trên những ấn tượng bề ngoài để gọi tên, còn thực chất chúng không phải là nấm, nó chỉ là một bộ phận cấu thành của nấm, thuật ngữ chính xác phải là phloem (mạch rây). 

Trên thực tế, cơ thể của nấm nằm dưới lòng đất, được gọi là sợi nấm. Các phloem mọc trên mặt đất chỉ là một phần của nấm. Khi nhìn qua kính hiển vi, sợi nấm có thể được tìm thấy giống với các tế bào thần kinh của con người. Sợi nấm lan rộng khắp rừng từ mặt dưới lá rụng đến thân cây sau khi mục nát.

Điều này khiến chúng ta liên tưởng đến một mạng lưới giao thông được bố trí trong khắp thành phố lớn, giăng phủ khắp nơi. Chúng ta thường thấy nấm mọc dày đặc dưới những tán cây đổ trong rừng, thực chất đó chính là kết quả của các sợi nấm đang vươn ra ngoài không ngừng.

shutterstock 1351333736
Nấm Armillaria gallica. (Ảnh Shuterstock)

Vào năm 1992, trên tạp chí khoa học “Nature” công bố một bài báo có đề cập rằng khi nấm Armillaria gallica mọc trong một khu rừng rộng lớn khoảng 15 ha, người ta thấy gien di truyền của chúng hoàn toàn giống nhau. Điều đó có nghĩa là, trong khu rừng rộng 15ha này, một sợi nấm đã lan rộng phủ khắp khu rừng.

Một bài báo của Đại học Toronto cho biết, bằng cách sử dụng các kỹ thuật phân tích và nghiên cứu hiện tại, giáo sư Anderson đã lấy các mẫu bổ sung trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2017 và có thể tự tin khẳng định rằng loại nấm này ít nhất 2.500 năm tuổi, nặng 400.000 kg và bao phủ khoảng 70 ha.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nếu chúng ta coi sợi nấm là cơ thể thì có thể coi nấm Armillaria gallica là một sinh vật lớn nhất trên trái đất. Thông qua chức năng của sợi nấm, nấm có thể trao đổi thông tin với các đối tác ở cách chúng bất kể là bao xa.

Thanh Mộc